Bảo Thắng phát triển kinh tế rừng

Trong điều kiện dư địa mở rộng diện tích trồng rừng không còn nhiều, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế rừng trồng được huyện Bảo Thắng quan tâm với nhiều giải pháp.
3.jpg

Bắt đầu trồng rừng từ năm 1998 nhưng gia đình ông Trần Văn Thành (xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng) chủ yếu trồng và thu gỗ non bán cho các cơ sở sản xuất ván bóc, giá trị kinh tế thấp. Sau khi được cán bộ tuyên truyền chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, ông Thành quyết định chuyển đổi sang trồng quế. Nhờ vậy, gia đình ông Thành từ một hộ nghèo trở thành hộ khá với thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Nguồn thu từ rừng được ông dùng để xây nhà khang trang, mua sắm tiện nghi sinh hoạt và ô tô phục vụ sản xuất. Gia đình ông Thành hiện có hơn 10 ha rừng, chủ yếu là quế.

Gia đình ông Trần Quốc Bình ở xã Sơn Hà là hộ tiêu biểu trong đầu tư trồng rừng thâm canh của huyện Bảo Thắng với tổng diện tích hơn 40 ha quế. Trước đây, gia đình ông Bình cũng như nhiều hộ dân trong xã trồng rừng theo kiểu “nhờ trời” - chỉ trồng xuống đất rồi chờ thu hoạch, không bón phân, ít chăm sóc. Do đó, tỷ lệ cây sống thấp, sinh trưởng không đồng đều, chu kỳ khai thác kéo dài và năng suất rừng không cao. Sau khi có dịp đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng rừng ở huyện Bắc Hà (Lào Cai), huyện Văn Yên (Yên Bái) cùng với tìm hiểu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, ông đã thay đổi tư duy trồng rừng. Ông chuyển từ trồng quảng canh sang trồng thâm canh với sự đầu tư bài bản về giống, phân bón, chăm sóc.

4.jpg

Ông Bình cho biết: Điều đầu tiên là phải chọn cây giống tốt. Đầu tư trồng rừng thâm canh có chi phí trong 5 năm khoảng 10 - 15 triệu đồng/ha (còn trồng rừng quảng canh khoảng 2 - 3 triệu đồng/ha) nhưng lợi nhuận gấp 1,5 lần so với trồng rừng quảng canh. Nếu người trồng rừng nghĩ đến lợi ích lâu dài thì phải đầu tư trồng rừng theo hướng thâm canh.

Huyện Bảo Thắng hiện có hơn 30.000 ha rừng sản xuất, trong đó có 25.000 ha rừng trồng. Trung bình mỗi năm người dân trên địa bàn huyện khai thác hơn 24.000 m3 gỗ tròn, giá trị lâm sản ước đạt hơn 36 tỷ đồng/năm. Nghề rừng đã tạo việc làm ổn định cho gần 9.000 lao động tại địa phương.

Để có được những kết quả trong phát triển lâm nghiệp, huyện Bảo Thắng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp từ quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị. Trong đó, chú trọng quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, phát triển giống cây chất lượng cao, khuyến khích các cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống. Trên địa bàn hiện có 39 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp với quy mô 14,3 ha, công suất khoảng 15,3 triệu cây giống/năm, cung cấp cây giống phục vụ nhu cầu trồng rừng trong và ngoài huyện.

 
2.jpg

Song song với đó, huyện có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển, thu hút đầu tư chế biến lâm sản. Hiện huyện có 54 cơ sở chế biến ván bóc; 47 cơ sở chế biến đồ mộc gia dụng, đồ mộc nội thất; 2 cơ sở sản xuất ván ép, gỗ ghép thanh; 4 cơ sở chế biến tinh dầu quế với công suất 40.000 tấn nguyên liệu/năm.

Huyện Bảo Thắng đang tích cực chuyển đổi diện tích rừng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có thu nhập cao. Với rừng lấy gỗ, thực hiện chuyển đổi rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủ công mỹ nghệ. Về cây quế có khoảng 8.000 ha, phấn đấu đến năm 2025 nâng lên 10.000 ha.

5.jpg

Song song với đó, huyện quy hoạch giảm dần số lượng cơ sở chế biến lâm sản quy mô nhỏ, tăng cường kêu gọi, thu hút các nhà máy chế biến lâm sản quy mô lớn với công nghệ hiện đại. Đồng thời, đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, phấn đấu đến năm 2025 hơn 70% sản phẩm gỗ rừng trồng sẽ qua chế biến trước khi xuất bán ra thị trường, hơn 30% sản phẩm quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ; thành lập các tổ, nhóm trồng rừng và hướng tới thành lập hợp tác xã lâm nghiệp…

Những giải pháp trên của Bảo Thắng hướng đến mục tiêu nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 35 triệu đồng/ha năm 2022 lên 40 triệu đồng/ha vào năm 2025.

https://baolaocai.vn/bao-thang-phat-trien-kinh-te-rung-post370997.html

Theo Kim Thoa - Khánh Ly/LCĐT

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.