Mê Kông: Ứng xử trách nhiệm trước tài sản chung

Ngày càng nhiều ý kiến nhấn mạnh tới cách ứng xử thích hợp với sông Mê Kông, khối tài sản chung vĩ đại và là nơi sinh kế cho hàng triệu người.
 
Với tổng chiều dài hơn 4.800km, gồm hơn 30 nhánh sông chính, Mê Kông là con sông lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 11 trên thế giới. Sinh kế của hơn 75% dân số trong lưu vực phụ thuộc vào con sông này thông qua việc canh tác nông nghiệp, khai thác thủy sản và rừng. Nguồn lợi từ dòng Mê Kông không chỉ mang tính khu vực, mà còn vươn ra phạm vi rộng hơn. Chẳng hạn những biến động tại “vựa lúa” nơi dòng Mê Kông chảy qua rất có thể tác động đến an ninh lương thực thế giới.

Khẳng định điều này, trong chuyến thăm vùng sông nước Cà Mau để công bố dự án viện trợ cho việc ứng phó biến đổi khí hậu tại khu vực này (trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ 14 – 17/12), Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói biến đổi khí hậu và việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông là mối đe dọa nghiêm trọng với sinh kế của hàng triệu người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh rằng sông Mê Kông là tài sản chung của toàn cầu và mọi dự án phát triển hạ tầng như xây đập thủy điện cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và minh bạch.

Những năm gần đây, đã có nhiều lời cảnh báo được đưa ra về tình trạng khai thác tận thu dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học tại lưu vực sông Mê Kông. Thậm chí, các chuyên gia về môi trường còn gióng lên hồi chuông báo động về khả năng dòng sông bị biến đổi dòng chảy, dẫn tới những thảm họa về môi trường nếu các đập thủy điện được xây dựng tràn lan trong khu vực. Vấn đề của sông Mê Kông được đánh giá là “xuyên biên giới”, cần có giải pháp “xuyên quốc gia”.

Có thể nói rằng, các nước tiểu vùng sông Mê Kông gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar cùng với đối tác Nhật Bản, đã không ngừng tích cực tìm lời giải cho vấn đề của sông Mê Kông; không chỉ đưa ra những cam kết mạnh mẽ, mà còn thiết lập được một cơ chế hợp tác rất tích cực vì sự ổn định, thịnh vượng và phát triển của khu vực sông.

Hội nghị cấp cao các nước tiểu vùng sông Mê Kông - Nhật Bản lần thứ 5 vừa diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 14/12 đã nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của việc quản lý và phát triển bền vững nguồn nước và các tài nguyên liên quan của sông Mê Kông, khẳng định ủng hộ Ủy hội sông Mê Kông quốc tế đẩy nhanh các nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững cũng như các nghiên cứu của các nước có liên quan về tác động đến môi trường và dòng chính sông Mê Kông.

Hội nghị đã thông qua Tuyên bố kiểm điểm giữa kỳ Chiến lược Tokyo 2012, theo đó khẳng định quyết tâm của các bên cùng thúc đẩy hợp tác Mê Kông - Nhật Bản vì sự thịnh vượng, ổn định và phát triển bền vững của khu vực Mê Kông.

Mê Kông là dòng sông chung và đem lại nguồn lợi chung thì rõ ràng, các nước cần phải tích cực đóng góp vào kế hoạch hành động chung để cùng có cách ứng xử thích hợp với “khối tài sản chung vĩ đại” này và chỉ như vậy dòng Mê Kông mới có thể mãi xanh./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.