Già hóa dân số nhanh ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm gần 12% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”.

Hơn 2.000 người cao tuổi thành phố Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh, ngày 25/9/2022. Ảnh: MẠNH TRƯỜNG

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Người cao tuổi là người từ 70 tuổi trở lên. Một số nước (Đức, Mỹ…) quy định người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên. Việt Nam quy định người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên.

Theo UNFPA (Quỹ dân số Liên hợp quốc), một nước sẽ bước vào giai đoạn “bắt đầu già” khi dân số cao tuổi chiếm 10% tổng số dân và giai đoạn “già” khi người cao tuổi chiếm 20% tổng số dân.

Nhật Bản là quốc gia “siêu già”, có hơn 30% số dân từ 60 tuổi trở lên.

Đến 2050, có 64 quốc gia siêu già. Trung bình mỗi năm có 58 triệu người tròn 60 tuổi, mỗi giây có hai người đến 60 tuổi.

Già hóa dân số đang là một trong những vấn đề trọng tâm của các quốc gia trên thế giới. Nâng cao chất lượng đời sống và gia tăng tuổi thọ trung bình là đánh dấu thành tựu của quá trình phát triển. Tuy nhiên, đồng thời với gia tăng tuổi thọ trong bối cảnh mức sinh thay thế không được duy trì bền vững thì xu thế già hóa dân số nhanh là một tất yếu.

Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon từng nói: “Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội của hiện tượng già hóa dân số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ tác động tới cá nhân người cao tuổi và gia đình họ, mà còn có tác động rộng hơn tới toàn xã hội và cộng đồng toàn cầu theo những cách thức chưa từng có”.

Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội của hiện tượng già hóa dân số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ tác động tới cá nhân người cao tuổi và gia đình họ, mà còn có tác động rộng hơn tới toàn xã hội và cộng đồng toàn cầu theo những cách thức chưa từng có.

Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon

Đến ngày 1/4/2021, dân số Việt Nam đạt 98,2 triệu người, trong đó có 12,5 triệu người từ 60 tuổi trở lên (12,8%); 8,1 triệu người từ 65 tuổi trở lên (8,3%); gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên (2%).

Giai đoạn 2009-2019, dân số tăng bình quân 1,14%/năm, trong khi dân số cao tuổi tăng bình quân 4,35%/năm, bình quân tăng 400 nghìn người cao tuổi/năm, nhưng từ 2019-2021, bình quân tăng 600 nghìn người cao tuổi/năm.

Chỉ số già hóa (số người cao tuổi trên 100 trẻ em dưới 15 tuổi) tăng nhanh từ 2009, xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng.

Năm 2009, chỉ số già hóa 35,5; năm 2014 chỉ số già hóa 43,3; năm 2015 chỉ số già hóa 47,1; năm 2016 chỉ số già hóa 50,1; năm 2017 chỉ số già hóa 53,4; năm 2018 chỉ số già hóa 56,9; năm 2019 chỉ số già hóa 48,8; năm 2020 chỉ số già hóa 51,0; năm 2021 chỉ số già hóa 53,1.

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm gần 12% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”.

Theo cơ sở dữ liệu dân cư do Bộ Công an cung cấp, đến ngày 9/2/2023 cả nước có 16.179.824 công dân từ 60 tuổi trở lên, chiếm gần 17% số dân.

Theo cơ sở dữ liệu dân cư do Bộ Công an cung cấp, đến ngày 9/2/2023 cả nước có 16.179.824 công dân từ 60 tuổi trở lên, chiếm gần 17% số dân, trong đó từ 60 đến dưới 70 tuổi là 9.417.924 người, từ 70 đến dưới 80 tuổi là 4.189.640 người, từ 80 đến dưới 90 tuổi là 1.907.991 người, từ 90 đến dưới 100 tuổi là 623.221 người, từ 100 tuổi trở lên là 41.048 người. Điều đáng lưu ý là, quá trình quá độ từ già hóa dân số đến dân số già của Việt Nam chỉ trong vòng 20 năm, trong khi các quốc gia phát triển nêu trên kéo dài hàng trăm năm.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt các đại biểu về dự Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt Nam: “Trong tình hình mới hiện nay, quá trình già hóa dân số nước ta đang diễn ra nhanh chóng, cùng với tuổi thọ bình quân ngày càng cao; lực lượng người cao tuổi ngày càng nhiều hơn, đông hơn; đó là phúc lớn cho dân tộc”.

Trước thực tế nêu trên, Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng các chính sách và chương trình ứng phó với vấn đề già hóa dân số, với trọng tâm là áp dụng cách tiếp cận theo vòng đời vào vấn đề già hóa dân số và coi người cao tuổi là nguồn lực, trên cơ sở tôn trọng quyền chứ không phải là gánh nặng trong quá trình phát triển bền vững.

Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng các chính sách và chương trình ứng phó với vấn đề già hóa dân số, với trọng tâm là áp dụng cách tiếp cận theo vòng đời vào vấn đề già hóa dân số và coi người cao tuổi là nguồn lực, trên cơ sở tôn trọng quyền chứ không phải là gánh nặng trong quá trình phát triển bền vững.

Công tác người cao tuổi bảo đảm dựa trên ba trụ cột gồm: bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; trong đó cần tăng cường phát huy vai trò, vị trí và sự đóng góp của người cao tuổi vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát triển hệ thống chăm sóc toàn diện, bao gồm cả chăm sóc tập trung và chăm sóc cộng đồng; chú trọng đến các nhóm dễ bị tổn thương như dân tộc thiểu số, người khuyết tật và nạn nhân của bạo lực gia đình.

Có các chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân đầu tư cung cấp dịch vụ chăm sóc, nhất là các cơ sở dưỡng lão ngoài công lập, cũng như ứng dụng công nghệ số trong chăm sóc người cao tuổi.

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trong bài nói chuyện chuyên đề tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc người cao tuổi tiêu biểu và cán bộ cốt cán các cấp Hội năm 2023 đã quán triệt: “Người cao tuổi là lực lượng chính trị quan trọng, là nguồn lực phát triển, bảo đảm quyền và phát huy vai trò để người cao tuổi được hưởng tuổi già trong tôn trọng và an sinh xã hội”.

Trước bối cảnh già hóa dân số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi Việt Nam kịp thời hoàn thiện chính sách, pháp luật để cụ thể hóa chủ trương Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng: “Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình. Tiếp tục xây dựng gia đình kiểu mẫu “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”. Kính trọng, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi. Bảo trợ, giúp đỡ người cao tuổi gặp khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa”.

Trước mắt cần ban hành Chiến lược Quốc gia người cao tuổi, góp phần xây dựng hệ sinh thái người cao tuổi trong xu thế phát triển mới.

https://nhandan.vn/gia-hoa-dan-so-nhanh-o-viet-nam-va-khuyen-nghi-chinh-sach-post756305.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...