Tìm giải pháp thu hút nguồn vốn xanh

Trong tương lai, Việt Nam hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho nguồn vốn xanh quốc tế. Do vậy, Việt Nam cần sớm xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn để các chủ thể nhất quán áp dụng nhằm thúc đẩy phát triển tài chính xanh, kinh tế xanh.

"Xanh hóa" chuỗi sản xuất cũng đang là nhu cầu tất yếu mà các doanh nghiệp dệt may buộc phải tuân thủ.

Tại Hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050. Ðể đạt được mục tiêu này, Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam sẽ cần khoảng 380 tỷ USD. Do đó, Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh và khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải các-bon thấp.

Xu thế tất yếu

Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút nhiều nguồn vốn xanh từ quốc tế. Tính riêng trong hai năm 2021 và 2022, đã có hơn 7 tỷ USD nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam, phần lớn dành cấp cho các dự án xanh nhằm giảm thiểu tác hại với môi trường và hạn chế phát thải. Theo nhận định của Thứ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư, Nguyễn Thị Bích Ngọc, việc chuyển hướng sang phát triển kinh tế xanh là xu thế tất yếu. Mục tiêu mà Việt Nam đang hướng đến nhằm thực hiện định hướng phát triển theo tinh thần Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030; đồng thời tạo cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về tăng trưởng xanh, phục hồi xanh, bắt kịp xu thế phát triển mới của thế giới.

Cũng chính vì xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, Việt Nam đã và đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh và khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải các-bon thấp. Tại Báo cáo về "Thị trường tài chính Việt Nam 2022 và triển vọng 2023", các chuyên gia Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng thương mại cổ phần Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhìn nhận, các cơ chế, chính sách cho thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đang được dần hoàn thiện với từng loại công cụ như trái phiếu xanh-xã hội-bền vững (GSS), cổ phiếu xanh, thị trường các-bon, tín dụng xanh.

Báo cáo cũng nêu rõ, tài chính xanh đang là xu hướng lớn trên toàn thế giới với sự vào cuộc của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước cũng như hệ thống tài chính từng quốc gia, khu vực. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó khi đang thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và chứng kiến thị trường tài chính xanh phát triển nhanh hơn trong thời gian gần đây.

Những kết quả của thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu thu hút được nguồn vốn trái phiếu xanh trên thị trường quốc tế, các tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận các nguồn vốn quốc tế cho tín dụng xanh, ban hành các quy định nội bộ về khung tín dụng xanh… "Trong tương lai, Việt Nam hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho nguồn vốn xanh quốc tế với môi trường pháp lý đang được hoàn thiện, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để kinh doanh tuần hoàn, phát triển tài chính xanh nhiều hơn, hiệu quả hơn nhằm huy động nguồn lực đầu tư phát triển và hội nhập quốc tế về phát triển bền vững", các chuyên gia kinh tế đến từ ADB và BIDV đánh giá.

Hoàn thiện khung pháp lý

Môi trường pháp lý tương đối mở với các sản phẩm tài chính xanh tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động nguồn vốn xanh trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc triển khai tín dụng xanh, trái phiếu xanh theo quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020 vẫn đang chờ hướng dẫn chi tiết hơn.

Bên cạnh đó, đánh giá từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy, khung pháp lý về tăng trưởng xanh đang ngày càng được hoàn thiện ở cấp trung ương, nhưng ở cấp địa phương vẫn ở giai đoạn sơ khởi. Việc xây dựng và ban hành các bộ tiêu chí đầy đủ, đồng bộ, tập trung là rất cần thiết để hỗ trợ các địa phương trong việc lựa chọn, đánh giá nhà đầu tư, dự án tiềm năng sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, nhất là trong các ngành, lĩnh vực Việt Nam ưu tiên phát triển, có lợi thế so sánh, phát thải các-bon cao như nông nghiệp, du lịch, năng lượng,…

Ngoài ra, mức độ hiểu biết quy định về môi trường của doanh nghiệp Việt Nam hiện cũng mới ở giai đoạn đầu, chỉ 31% số doanh nghiệp tư nhân trong nước cho biết nắm được các quy định về môi trường. Về mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho đổi mới, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên cũng chỉ diễn ra ở khoảng một nửa số doanh nghiệp trong lĩnh vực thâm dụng năng lượng như sản xuất, vận tải, xây dựng.

Do vậy, để phát triển tài chính xanh tại Việt Nam, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Giám đốc Viện Ðào tạo và Nghiên cứu BIDV, đại diện cho nhóm chuyên gia đến từ ADB và BIDV đã đề xuất các nhóm giải pháp chính: Ðẩy nhanh hoàn thiện cơ chế, chính sách, kể cả cơ chế thử nghiệm (sandbox) cho các mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh và tín dụng xanh; Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn chứng khoán xanh, tín dụng xanh để các chủ thể nhất quán áp dụng; Ðối với thị trường tín chỉ các-bon, cần phát triển, hoàn thiện Sàn giao dịch tín chỉ carbon, các sản phẩm giao dịch (tín chỉ các-bon bắt buộc/tự nguyện quốc tế, tín chỉ các-bon nội địa tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam), thành viên thị trường và môi giới giao dịch, đối tượng giao dịch,… Phát triển hạ tầng công nghệ, dữ liệu, thị trường thứ cấp và kể cả phái sinh cho những sản phẩm xanh này về lâu dài; Truyền thông, hướng dẫn bằng nhiều hình thức, góp phần nâng cao nhận thức và hành động.

Phó Viện trưởng Chiến lược ngân hàng, Phạm Minh Tú cũng đề xuất: Cần định nghĩa bao quát hơn về tăng trưởng xanh, định hướng xanh hóa nền kinh tế, không chỉ dừng ở riêng tín dụng xanh, nhất là khi ngành ngân hàng đang chuyển đổi số mạnh mẽ, nhiều nghiệp vụ, sản phẩm đã số hóa 100%. Dù tăng trưởng xanh đang là xu hướng chung, nhưng để vận hành được, cần nghiên cứu thêm về các mô hình như thành lập ngân hàng xanh chuyên biệt hoặc quỹ đầu tư xanh,... là kênh hấp thụ tất cả các dòng vốn phục vụ tăng trưởng xanh, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức triển khai dự án xanh,...

https://nhandan.vn/tim-giai-phap-thu-hut-nguon-von-xanh-post751551.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...