ADB và đối tác hướng đến việc bảo vệ người dân nghèo đô thị trước thiên tai

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 29/11 cho biết: Ngân hàng này và Chính phủ Vương quốc Anh, Quỹ Rockefeller đang cùng hợp sức giúp đỡ những đô thị cấp 2 đang gia tăng nhanh chóng ở khu vực châu Á để bảo vệ người dân nghèo ở đô thị khỏi sự tàn phá của biến đổi khí hậu.
 
Giám đốc Ban Hạ tầng bền vững thuộc Tổng vụ Phát triển khu vực và bền vững của ADB Kim Gil-hong cho rằng: Các đô thị trong khu vực đang trải qua thời kỳ bùng nổ dân số chưa từng có từ trước đến nay và những người dân nghèo nhất tại đó đang phải đối mặt ngày càng nhiều với những trận lụt nặng nề, mực nước biển dâng cao và những thảm họa khác có liên quan đến biến đổi khí hậu. Sáng kiến đối tác này sẽ đưa quỹ tư nhân, tổ chức hợp tác song phương và ADB, một ngân hàng phát triển đa phương, cùng phối hợp để thúc đẩy và tăng cường các giải pháp nhằm bảo vệ những người trong cộng đồng dễ bị tổn thương nhất ở các đô thị trên thế giới.

Ba đối tác đã đồng ý triển khai một chương trình mới mang tên Quản lý những rủi ro khí hậu đối với người nghèo ở đô thị nhằm giúp 25 đô thị cấp 2 trong khu vực đối chọi lại những tác động của biến đổi khí hậu với trọng tâm hướng đến những người chịu thiệt thòi. 6 quốc gia đầu tiên được lựa chọn để đưa vào chương trình là: Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines và Việt Nam. Tất cả các quốc gia này đều có nhiều người nghèo sống ở khu vực đô thị. Vốn tài trợ sẽ đến từ một quỹ mới có tên là Quỹ Tín thác đối phó với biến đổi khí hậu ở đô thị do ADB quản lý. Một bản ghi nhớ đã được ký với Bộ Phát triển Quốc tế của Vương quốc Anh (DFID), theo đó DFID sẽ cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại ban đầu cho quỹ tương đương 130 triệu USD, đồng thời Quỹ Rockefeller sẽ cung cấp 5 triệu USD.

Khoảng 55% trong tổng số hơn 3,7 tỷ người dân châu Á dự kiến sẽ sống ở khu vực đô thị vào năm 2030 và những đô thị cấp 2, nơi đang có tốc độ tăng dân số cao nhất, cũng là những nơi ít chuẩn bị nhất để đối phó với những thách thức khí hậu mới. Những nhóm người có thu nhập thấp, vốn thường sống trong những khu nhà tạm bợ, thiếu dịch vụ tại những khu vực có nguy cơ cao dọc bờ sông hoặc sát biển là những người dễ gặp rủi ro nhất.

Chương trình này chọn một hướng đi mới cho công tác phòng chống biến đổi khí hậu ở đô thị, áp dụng một cách tiếp cận toàn diện hơn so với các biện pháp riêng lẻ mang tính chất đối phó trong quá khứ. Chương trình sẽ hỗ trợ các hoạt động được kết nối với nhau, bao gồm hỗ trợ đưa các tính toán về rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và các biện pháp đối phó vào quy hoạch của thành phố. Chương trình cũng sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị cho các dự án cơ sở hạ tầng phòng chống tác động của biến đổi khí hậu đem lại lợi ích cho người nghèo. Chương trình còn cấp vốn cho các hoạt động nghiên cứu và thu thập kiến thức để trao đổi kinh nghiệm và những bài học tốt nhất đối phó với biến đổi khí hậu.

Những nhóm người nghèo và dễ chịu tác động sẽ tham gia vào quá trình ra quyết định đầu tư và xây dựng quy hoạch cùng với những tổ chức nhà nước và tư nhân có liên quan khác. Các dự án hạ tầng sẽ được thiết kế để thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư từ khu vực công và khu vực tư nhân, cũng như có tiềm năng để nhân ra và mở rộng. Chương trình cũng xem xét ”những khoản đầu tư mềm” trong vùng như các hệ thống cảnh báo sớm, cải cách các quy định và các biện pháp khác cần thiết để giải quyết những rủi ro mà các cộng đồng nghèo, dễ chịu tác động phải đối mặt.

Các mục tiêu của chương trình bao gồm triển khai 25 dự án cơ sở hạ tầng và các biện pháp đối phó khác để bảo vệ được khoảng 1 triệu người nghèo và 1 triệu người dễ chịu tác động khác tại những thành phố nằm trong khuôn khổ dự án vào năm 2018. Chương trình cũng hướng đến việc thu hút thêm khoảng 1 tỷ USD đầu tư từ các nguồn vốn Chính phủ, nguồn vốn tư nhân và của chính quyền các đô thị./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.