Phụ nữ Mông xanh chuẩn bị trang phục đón Tết cổ truyền

Mặc trang phục mới trong ngày Tết là phong tục truyền thống của người Mông xanh - tộc người có dân số ít nhất tỉnh. Ở Việt Nam, tộc người Mông xanh chỉ có ở Nậm Xé (Văn Bàn). Để dệt, thêu được bộ trang phục đón Tết mất nhiều thời gian và công sức. Trước Tết vài tháng, phụ nữ Mông xanh đã rộn ràng chuẩn bị những bộ đồ đẹp nhất để mặc trong ngày đặc biệt. 

 

 

Tháng 3 hng năm, phụ nữ Mông xanh bắt đầu gieo hạt trồng lanh, đến tháng 6 thì cắt cây lanh về lấy vỏ, se sợi… Trải qua nhiều công đoạn để đến tháng 10, tháng 11 mới có được mảnh vải may quần áo.
Với tộc người Mông xanh, trang phục mặc ngày Tết về cơ bản không khác với trang phục ngày thường, nhưng trong dịp quan trọng, bà con sẽ chọn những bộ váy áo mới, được may tỉ mỉ. Mặc trang phục mới trong ngày Tết mang ý nghĩa chào đón điều mới, may mắn, vậy nên phụ nữ Mông xanh dành nhiều thời gian chuẩn bị. Sau khi thu hoạch xong vụ lùa mùa, lúc nông nhàn, phụ nữ Mông xanh lại may áo mới chuẩn bị cho gia đình đón Tết cổ truyền.

Chị em cùng chỉ cho nhau, nắn nót từng đường kim, mũi chỉ.


Trang phục của người Mông xanh đơn sắc với màu chàm xanh đen là chủ đạo. Bộ trang phục gồm có áo, váy xếp nếp, tạp dề, thắt lưng, xà cạp quấn chân và khăn quấn đầu. Trong đó, chiếc tạp dề nổi bật nhất trong bộ trang phục truyền thống có thêu hoa văn thổ cẩm trang trí hình lá cây, hình zíc zắc. Đây là phần cần nhất sự khéo léo, tỉ mẩn.

Các em gái Mông xanh ngay từ bé đã được mẹ, bà dạy se lanh, dệt vải và thêu thổ cẩm, bởi theo quan niệm của đồng bào Mông “gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu. Gái xinh chưa biết cầm kim là hư…”.

Bà Vàng Thị Mão - "cây cao - bóng cả " của tộc người Mông xanh, khung cửi đã gắn bó với bà từ ngày còn thiếu nữ. Bà thông thạo mọi công đoạn để tạo ra một bộ trang phục truyền thống.

Đường kim, mũi chỉ, hoa văn trên vải là thước đo sự khéo léo của phụ nữ Mông xanh.

Thế hệ người Mông xanh hôm nay tiếp nối thế hệ trước lưu giữ nghề dệt truyền thống và những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Ngoài váy áo, thắt lưng và khăn đội đầu thì khi mặc trang phục truyền thống, phụ nữ Mông xanh còn đeo các loại trang sức bạc như vòng tay, khuyên tai và vòng cổ. Không chỉ đeo vòng bạc làm trang sức, người Mông xanh còn đeo vòng bạc để chống tà ma.
Bộ trang phục đẹp sẽ giúp phụ nữ Mông xanh tự tin vui chơi trong những ngày Tết cổ truyền.

https://baolaocai.vn/bai-viet/361939-phu-nu-mong-xanh-chuan-bi-trang-phuc-don-tet-co-truyen

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.