Bức tranh kinh tế-xã hội của đất nước: Lạc quan, không chủ quan

Qua 3/4 chặng đường năm 2022, bức tranh kinh tế-xã hội của đất nước đã thể hiện rõ những nét phục hồi và phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các ngành, lĩnh vực qua nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Quốc hội và Chính phủ đã kịp thời có những quyết định mang tính chất lịch sử, bước ngoặt, thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam, Khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội). (Ảnh MINH HÀ)

Nhờ đó, kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất ấn tượng, vượt mọi dự báo trong 10 tháng qua, tạo nền tảng vững chắc để trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo. Chỉ tiêu GDP chín tháng tăng trưởng 8,83% so cùng kỳ là mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 2,73%. Tính đến hết tháng 10/2022, CPI tăng 2,89%, tương đương cùng kỳ các năm 2018 trở lại đây.

Trước biến động của lạm phát thế giới và nguy cơ khủng hoảng năng lượng, khan hiếm lương thực toàn cầu, Chính phủ kịp thời, chủ động điều hành giá điện, xăng dầu và các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Nhà nước quản lý; giữ vững an ninh năng lượng, an ninh lương thực. Chính sách tiền tệ được thực hiện chủ động, thích ứng biến động nhanh và mạnh hơn của thị trường quốc tế, điều hành tỷ giá phù hợp diễn biến thị trường, bảo đảm nhu cầu ngoại tệ trong nước, tiếp tục củng cố niềm tin thị trường, tránh áp lực dịch chuyển dòng vốn ra khỏi thị trường Việt Nam.

Trong biến động của dòng đầu tư toàn cầu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục hồi tích cực và tăng mạnh ở vốn thực hiện, góp phần giảm áp lực lên cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời giúp gia tăng năng lực sản xuất mới của nền kinh tế,…

Nhưng bức tranh kinh tế không chỉ có mầu hồng. Trong ngắn hạn, dư địa cho điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ ngày càng thu hẹp; công tác quản lý, điều hành giá xăng dầu chưa theo nguyên tắc thị trường làm ảnh hưởng nguồn cung và giá bán lẻ trong nước; tình trạng thiếu thuốc và trang thiết bị y tế trong các bệnh viện trở nên căng thẳng; tăng trưởng các yếu tố cả về cung và cầu của nền kinh tế tuy đã đạt ở mức cao nhưng cơ bản chưa bù đắp được mức giảm sút của năm trước do tác động của dịch Covid-19; bối cảnh khó khăn, bất ổn của kinh tế thế giới đã và đang tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô trong nước; tỷ lệ doanh nghiệp phá sản, tạm dừng hoạt động tăng cao,...

Trong khi đó, những vấn đề nội tại của nền kinh tế tích tụ nhiều năm đã đến lúc cần phải giải quyết. Ðó là việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và những yêu cầu mới đặt ra cho nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia… Bên cạnh đó, triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang xấu đi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đà phục hồi của kinh tế Việt Nam.

Ðáng lưu ý, những khó khăn, thách thức trong thời gian tới được dự báo là rất lớn với nhiều yếu tố bất định, khó lường và tác động nhanh hơn, mạnh hơn, toàn diện hơn. Trong bối cảnh đó, dù có thể hoàn toàn lạc quan với triển vọng phục hồi kinh tế nhưng chúng ta cũng không được thỏa mãn, chủ quan, đặc biệt là những yếu tố tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô, lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn,… Các ngành, địa phương cần triển khai có hiệu quả hơn nữa những giải pháp đề ra tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, khơi thông động lực tăng trưởng, khai thác tối đa nội lực bên cạnh việc huy động và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng mọi cơ hội phát triển của đất nước.

https://nhandan.vn/buc-tranh-kinh-te-xa-hoi-cua-dat-nuoc-lac-quan-khong-chu-quan-post723519.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...