Việt Nam trước khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới

Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 được dự báo thấp hơn từ 0,5 đến 1,4 điểm phần trăm so với dự báo trước đây. Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm lại; gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; lạm phát cao và các vấn đề địa chính trị, xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh...

Bình quân giai đoạn 2015-2019, kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng 3,2%. Tuy nhiên, sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và xung đột vũ trang Nga-Ukraine, bình quân ba năm 2020-2022, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo đạt khoảng từ 1,6% đến 1,8%, giảm một nửa so với bình quân của giai đoạn trước.

Suy thoái toàn cầu ngày càng hiện hữu

Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 giảm 3,3%; năm 2021 tăng 5,8% và dự báo cho năm 2022 tăng từ 2,4% đến 3,2%. Bên cạnh đó, báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển kinh tế tháng 9/2022 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của một số nền kinh tế lớn so với dự báo đưa ra trong tháng 4/2022. Cụ thể, dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ giảm từ 3,9% xuống còn 1,6%, khu vực đồng Euro giảm từ 3,3% xuống 2,5%; Nhật Bản giảm từ 2,7% xuống 1,4%; Trung Quốc giảm từ 5,0% xuống còn 3,3%. Theo báo cáo "Liệu cuộc suy thoái toàn cầu sắp xảy ra" của Ngân hàng thế giới (WB) phát hành vào tháng 9/2022, hơn 90% các nền kinh tế phát triển, 80% các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đều bị hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2022 và 2023.

Mặc dù những dự báo này không chỉ ra một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2022-2023, nhưng theo kinh nghiệm từ những cuộc suy thoái trước đó, có ít nhất hai nhân tố cảnh báo suy thoái sẽ diễn ra. Đó là: Tăng trưởng toàn cầu suy yếu đáng kể trong năm trước; tất cả các cuộc suy thoái toàn cầu trước đây đều trùng khớp với sự suy thoái mạnh hoặc suy thoái hoàn toàn ở một số nền kinh tế lớn. Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 7/2022 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định suy thoái toàn cầu ngày càng hiện hữu khi rủi ro làm suy giảm khả năng tăng trưởng. Sự phục hồi của năm 2021 bị che mờ bởi những diễn biến ngày càng ảm đạm trong năm 2022. Kết quả hoạt động kinh tế tốt hơn dự kiến trong quý I/2022, nhưng GDP thế giới đã giảm trong quý II/2022 do giảm tăng trưởng của Trung Quốc và một số nền kinh tế phát triển. Rủi ro làm giảm tăng trưởng được đề cập trong Triển vọng kinh tế thế giới tháng 7/2022 đang thành hiện thực, với lạm phát cao trên toàn thế giới, nhất là ở Mỹ và các nền kinh tế lớn của châu Âu làm cho điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt mạnh mẽ. Tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại rõ rệt, phản ánh tác động tiêu cực từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột tại Ukraine. Dự báo được IMF đưa ra vào tháng 7/2022 cho thấy lạm phát toàn cầu năm 2022 sẽ ở mức cao (khoảng 8,3%), sang năm 2023 nhiều khả năng lạm phát sẽ thấp hơn nhưng vẫn khá cao (khoảng 5,7%). Theo OECD dự báo vào tháng 9/2022, lạm phát của các nước G20 khoảng 8,2% năm 2022 và 6,6% năm 2023. Lạm phát một số quốc gia năm 2022 và 2023 được dự báo lần lượt là: Đức 8,4% và 7,5%; Anh 8,8% và 5,9%; Italia 7,8% và 4,7%; Mỹ 6,2% và 3,4%; Ấn Độ 6,7% và 5,9%; Trung Quốc 2,2% và 3,1%.

Trong sự thăng trầm của kinh tế thế giới, năm nay, một số quốc gia được dự báo tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá so với năm 2021 như: Ấn Độ dự báo tăng trưởng khoảng 7,4%; Philippines tăng trưởng khoảng 6,5%; Malaysia tăng trưởng khoảng 6,0%; Indonesia khoảng 5,4%. Trong khu vực Đông Nam Á, ADB nhận định tăng trưởng năm 2022 của Indonesia đạt 5,4% (tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2022), Philippines đạt 6,5% (tăng 0,5 điểm phần trăm), Thái Lan đạt 2,9% (giảm 0,1 điểm phần trăm), Singapore đạt 3,7% (giảm 0,6 điểm phần trăm), Malaysia đạt 6,0% (không thay đổi so với dự báo trước đó). Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo chỉ đạt khoảng 3% do chính sách Zero-Covid và chịu tác động bất lợi của kinh tế thế giới.

Thách thức đối với kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thách thức sau gần ba năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như nguy cơ mất an ninh năng lượng, lương thực do xung đột vũ trang và vấn đề địa chính trị trên thế giới. Dự báo và đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế và kết quả tăng trưởng kinh tế chín tháng qua của nước ta đã cho thấy rõ điều đó.

Giai đoạn 2015-2019, kinh tế của Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá, bình quân mỗi năm tăng 7,09% nhưng năm 2020 và năm 2021 chỉ đạt mức 2,87% và 2,56% do tác động của dịch Covid-19. Bước sang năm 2022, kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ, chín tháng đầu năm tăng trưởng GDP đạt 8,83%; dự kiến cả năm đạt từ 7,5% đến 8,0%, vượt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Tuy nhiên, mức tăng trưởng bình quân ba năm (2020-2022) chỉ đạt từ 4,28% đến 4,45%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của 5 năm trước đó. Từ nay đến cuối năm, để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 6,5% đến 7% đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, bình quân tăng trưởng những năm còn lại phải đạt khoảng 7,4%-7,5%. Đây là thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế nước ta trong thời gian tới. Là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam không thể tránh khỏi ảnh hưởng của những biến động từ bên ngoài. Kinh tế thế giới năm 2023 được hầu hết các Tổ chức quốc tế dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; tình trạng lạm phát cao tiếp tục kéo dài ở nhiều quốc gia; cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột Nga-Ukraine và việc điều chỉnh chính sách của các nước lớn tiềm ẩn rủi ro đến ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực và các vấn đề địa chính trị khu vực, toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,… có chiều hướng diễn biến phức tạp, trái quy luật, khó dự báo hơn. Đối với Việt Nam, năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Đây cũng là năm Việt Nam khẳng định vị thế mới khi nước ta sẽ đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng.

Trước khó khăn, thách thức của kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần khai thác tối đa nội lực, huy động và thu hút làn sóng đầu tư, tận dụng mọi cơ hội tham gia sâu, rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu để tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của đất nước trên tầm cao mới.

https://nhandan.vn/viet-nam-truoc-kho-khan-thach-thuc-cua-kinh-te-the-gioi-post719274.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...