Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Nghị định đã quy định rõ những hoạt động thương mại mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm các hoạt động xuất – nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa.

Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành chính cá nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như sau:

Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất - nhập khẩu, tạm ngừng xuất - nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân;

Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố;

Đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất - nhập khẩu hàng hóa đó.

Hàng hóa xuất - nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan; đảm bảo các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan. Với hàng hóa không thuộc danh mục hành hóa cấm xuất - nhập khẩu; tạm ngừng xuất - nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp trên, chỉ làm thủ tục xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Thương nhân làm đại lý mua, bán các loại hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất - nhập khẩu; tạm ngừng xuất - nhập khẩu. Đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì thương nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật đó. Thương nhân được thanh toán tiền bán hàng đại lý bằng tiền Việt Nam đồng cho thương nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam; được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán cho thương nhân nước ngoài theo quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc thanh toán bằng hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.

Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài phải chịu thuế và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân phải có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính liên quan theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định rõ việc tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua, bán, gia công, quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam; Danh mục hàng hóa cấm xuất – nhập khẩu; Danh mục hàng hóa xuất – nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2014, thay thế Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài./.
Ánh Nguyễn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...