Châu Âu đối mặt nguy cơ thiếu thực phẩm do khủng hoảng năng lượng

Những người nông dân trồng rau ở châu Âu đang cảnh báo tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng bùng phát.

Emmanuel Lefebvre và Christophe Mazingarbe thăm cánh đồng trồng rau diếp của mình. (Ảnh: REUTERS)

Emmanuel Lefebvre, 1 nông dân ở miền bắc nước Pháp, sản xuất mỗi năm hàng nghìn tấn rau diếp tại trang trại của mình, nhưng năm nay, ông có ý định từ bỏ vụ mùa vì không kham nổi chi phí năng lượng cao ngất ngưởng để bảo quản lạnh nông sản sau thu hoạch.

Trên khắp khu vực bắc và tây châu Âu, các nhà vườn trồng rau đang dự tính tạm dừng hoạt động do chịu ảnh hưởng tài chính từ cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu, đe dọa đến nguồn cung thực phẩm cho châu lục này.

Giá điện và khí đốt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến các loại cây trồng trong nhà kính được sưởi ấm trong suốt mùa đông như cà chua, ớt và dưa chuột, cũng như những loại cần được bảo quản trong kho lạnh, chẳng hạn như táo, hành và các loại rau diếp.

Riêng rau diếp đặc biệt cần nhiều năng lượng. Sau khi được thu hoạch vào mùa thu, củ của loại rau này sẽ được cấp đông và sau đó đem trồng lại trong các thùng chứa được kiểm soát nhiệt độ để cho phép canh tác quanh năm.

"Chúng tôi thực sự tự hỏi liệu chúng tôi có thể thu hoạch được gì trên cánh đồng vào mùa đông này không", Lefebvre nói trong khi đóng gói các nông sản tại vườn.

Những người nông dân châu Âu đang cảnh báo tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Tác động được dự báo đến sản lượng và giá cả tăng cao có thể khiến các siêu thị chuyển sang tìm nguồn cung ứng từ các nước có khí hậu ấm hơn như Morocco, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia và Ai Cập.

Nhiều nông dân Pháp cho biết, giá khí đốt tăng cao là chi phí lớn nhất mà người trồng rau trong nhà kính phải đối mặt. Trong khi đó, các nông dân Pháp gia hạn hợp đồng điện cho năm 2023 cho hay họ đang được báo giá cao hơn gấp 10 lần so với năm 2021.

Benjamin Simonot-De Vos, một nông dân chuyên trồng dưa chuột, cà chua và dâu tây ở phía nam Paris, chia sẻ: “Trong những tuần tới, tôi sẽ lên kế hoạch cho mùa vụ tới nhưng tôi không biết phải làm gì. Nếu tình trạng thiếu hụt năng lượng tiếp tục diễn ra, sẽ không có điểm khởi đầu cho mùa vụ tới…”.

Emmanuel Lefebvre và Christophe Mazingarbe chăm sóc cánh đồng trồng rau diếp của mình. (Ảnh: REUTERS)

Hướng về phía nam

Người nông dân không chỉ phải đối mặt với giá năng lượng đang leo thang. Chi phí phân bón, đóng gói và vận chuyển đều đang tăng lên và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.

Johannes Gross, Phó Giám đốc kinh doanh tại hợp tác xã Reichenau-Gemüse của Đức có diện tích nhà kính khoảng 60ha cho biết: “Chúng tôi phải đối mặt với chi phí sản xuất tổng thể tăng lên khoảng 30%. Năng lượng chiếm khoảng từ một nửa đến 2/3 chi phí phụ này”.

"Một số đồng nghiệp đang nghĩ đến việc để trống nhà kính của họ để giữ chi phí thấp nhất có thể. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong năm tới", ông nói thêm.

Tập đoàn công nghiệp nhà kính Glastuinbouw của Hà Lan cho biết, có tới 40% trong số 3.000 thành viên của tập đoàn này đang gặp khó khăn về tài chính.

Ngay cả ở những quốc gia có khí hậu ấm áp hơn như Tây Ban Nha, nông dân trồng rau quả đang phải vật lộn với chi phí phân bón tăng 25%.

Jack Ward, Giám đốc điều hành Hiệp hội Người trồng trọt Anh, cho biết việc sản xuất trái cây và rau quả sẽ chuyển sang các quốc gia có khí hậu ấm hơn là điều không thể tránh khỏi.

Ward cũng nói thêm: “Chúng tôi sẽ chuyển sản xuất ngày càng xa hơn về phía nam, qua Tây Ban Nha, tới Morocco và các vùng khác của châu Phi”.

https://nhandan.vn/chau-au-doi-mat-nguy-co-thieu-thuc-pham-do-khung-hoang-nang-luong-post716298.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.