Nhiều nước ưu tiên kiềm chế lạm phát

Đối phó lạm phát và tình trạng giá leo thang là ưu tiên hàng đầu của chính phủ nhiều nước. Chính phủ Nhật Bản đã đề ra các giải pháp bổ sung nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của tình trạng giá leo thang. Theo Chánh văn phòng Chính phủ Nhật Bản, nước này hướng tới mục tiêu soạn thảo gói biện pháp vào đầu tháng 9 tới, với ngân sách nằm trong khoản 4.700 tỷ yen (35 tỷ USD) dự trữ quốc gia hiện nay. Thủ tướng Nhật Bản cũng yêu cầu chặn đà tăng giá lúa mì nhập khẩu.

Người dân mua thực phẩm trong siêu thị tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Chính phủ Hàn Quốc dự kiến cắt giảm chi ngân sách vào năm tới, trong bối cảnh nước này đang thực hiện “thắt lưng buộc bụng” do khó khăn kinh tế và lạm phát. Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc, ngân sách năm 2023 sẽ thấp hơn mức 679,5 nghìn tỷ won (520 tỷ USD) của năm nay. Chính phủ Hàn Quốc cũng có kế hoạch xem xét lại lương của giới chức chính phủ.

Viện Thống kê Tây Ban Nha (INE) cho biết, tỷ lệ lạm phát của nước này trong tháng 7/2022 ở mức 10,8%, mức cao nhất trong 38 năm qua. Chính phủ Tây Ban Nha đang nỗ lực khắc phục ảnh hưởng của chi phí năng lượng tăng cao, bằng cách giảm thuế giá trị gia tăng đối với hóa đơn năng lượng và đạt được một thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU), theo đó cho phép nước này hạn chế ảnh hưởng của giá khí đốt đối với chi phí điện.

Theo Viện Thống kê quốc gia Bồ Đào Nha (NSI), trong tháng 7, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở nước này tăng lên 9,1%, mức cao nhất kể từ tháng 11/1992. Tỷ lệ lạm phát cơ bản hằng năm cũng tăng lên 6,2%. Từ đầu năm 2022 đến nay, Chính phủ Bồ Đào Nha đã chi hơn 1,68 tỷ euro cho các biện pháp kiềm chế lạm phát, được sử dụng cho các biện pháp tài chính nhằm kiểm soát giá tăng cao.

Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Mexico (Banxico) tiếp tục nâng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm phần trăm lên 8,5%, mức cao nhất kể từ khi áp dụng chính sách tiền tệ dựa trên mục tiêu lạm phát vào năm 2008. Đây là lần thứ 10 liên tiếp Banxico nâng lãi suất cơ bản, với mục tiêu dài hạn là kiềm chế lạm phát quanh mức 3%.

https://nhandan.vn/nhieu-nuoc-uu-tien-kiem-che-lam-phat-post710634.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.