Chuyển hướng linh hoạt để đẩy mạnh xuất khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến thời điểm này, ngành nông nghiệp có bốn sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD, là cà-phê, gạo, tôm và sản phẩm gỗ, góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản bảy tháng đầu năm 2022 đạt gần 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long tại Đồng Nai (Ảnh: TTXVN)

Đây là con số ấn tượng, khẳng định nỗ lực của cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông sản. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, dự báo xuất khẩu nông sản sẽ phải đối mặt nhiều thách thức. Đó là giá vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh, trong khi dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến giao thương hàng hóa giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, lạm phát kinh tế toàn cầu đã tác động đến nhu cầu tiêu dùng của người dân, khiến nhiều ngành hàng đứng trước nguy cơ sụt giảm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Cụ thể, xuất khẩu thủy sản tháng 7 đã sụt xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 970 triệu USD, giảm 4% so với tháng 6/2022; trong đó tôm-mặt hàng xuất khẩu chủ lực-trong tháng 7 đã giảm gần 13% so với cùng kỳ, chỉ đạt 385 triệu USD. Riêng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng rau, quả thì liên tục sụt giảm, khiến bảy tháng đầu năm giảm tới 16,1% so với cùng kỳ, đạt hơn 1,9 tỷ USD, trong khi đây là ngành hàng có lợi thế lớn của Việt Nam.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, sản xuất tôm trong nước và nhu cầu tôm thế giới sẽ không khả quan trong những tháng cuối năm 2022 nên các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu cá tra. Về thị trường, do thị trường Mỹ đang giảm sâu nên cần hướng tập trung vào thị trường châu Âu và Trung Quốc đang giữ được sự tăng trưởng tốt.

Đối với mặt hàng rau quả, nguyên nhân chủ yếu và quan trọng của sự sụt giảm đến từ thị trường Trung Quốc-do từ đầu năm 2022 đến nay, nước này liên tiếp đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt phòng, chống Covid-19, làm ảnh hưởng nặng nề đến giao thương hàng hóa, nhất là các loại trái cây xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Vì vậy, ngoài việc tăng cường xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Ấu (EU), Nhật Bản, Mỹ, thì cần sẵn sàng chuyển hướng xuất khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch tại thị trường Trung Quốc để giải quyết triệt để bài toán ùn tắc tại cửa khẩu.

Một số loại trái cây cần tập trung xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thời điểm này là sầu riêng và chanh leo do Trung Quốc đã ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam; đồng thời đồng ý nhập khẩu thí điểm chính ngạch quả chanh leo Việt Nam từ đầu tháng 7/2022. Mặt khác, nhu cầu và giá bán hai loại quả này cũng đang ghi nhận sự tăng trưởng rất mạnh ở thị trường Trung Quốc. Đây là cơ hội lớn để xuất khẩu rau, quả cả năm đạt mục tiêu 4 tỷ USD, góp phần “tiếp sức” cho toàn ngành nông nghiệp năm 2022 “về đích” với con số kim ngạch xuất khẩu 55 tỷ USD như kỳ vọng.

https://nhandan.vn/chuyen-huong-linh-hoat-de-day-manh-xuat-khau-post709303.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...