Hiện thực hóa mục tiêu xuất nhập khẩu hàng hóa

Xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn là điểm sáng của nền kinh tế, khi tăng trưởng đạt con số rất cao trong sáu tháng đầu năm 2022.

Cảng Lạch Huyện, Hải Phòng.

Nhiều dự báo cho rằng, con số kỷ lục 700 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu có thể đạt được trong năm nay, thậm chí có thể vượt 740 tỷ USD. Con số thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2022 đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 52,3 tỷ USD) so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 186,03 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 27,4 tỷ USD) và tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 185,29 tỷ USD, tăng 15,5% (tương ứng tăng 24,9 tỷ USD)...

Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2022 tiếp tục được duy trì với mức thặng dư 740 triệu USD. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh chỉ vài tháng trước đó, cán cân thương mại hàng hóa nghiêng về hướng nhập siêu. Việc duy trì cán cân thương mại liên tục đã có tác động tích cực về nhiều mặt. Trực tiếp nhất là góp phần cải thiện cán cân thanh toán, góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá VND/USD. Qua đây, khả năng can thiệp của cơ quan điều hành cũng trở nên dễ dàng và tốt hơn.

Phải nói rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng rất tốt các cơ hội từ thị trường khi dịch Covid-19 đã bước đầu được kiểm soát khiến nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu trên thế giới ngày càng tăng cao. Đơn cử, sáu tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản cả nước đã ước tính đạt 5,7 tỷ USD, tăng đến 39,6%; xuất khẩu cà-phê đạt 2,3 tỷ USD, tăng khoảng gần 50%...

Nhu cầu các loại hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là hàng hóa trong nhóm nông sản tăng cao khiến nhóm hàng này đang kỳ vọng mục tiêu có thể đạt đến 50 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay, cao hơn 10 tỷ USD so với con số mà ngành ước tính từ đầu năm 2022. Đồng thời sáu tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu nhóm hàng hóa thiết yếu cũng đạt gần 62 tỷ USD/tháng.

Các chuyên gia nhận định, nếu duy trì kết quả như sáu tháng đầu năm, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2022 của Việt Nam sẽ đạt hơn 740 tỷ USD. Điều này hoàn toàn khả thi, bởi những tháng đầu năm có nhiều kỳ nghỉ dài ngày, cộng với khó khăn do dịch Covid-19 đã giảm bớt. Mặt khác, thông lệ những năm qua, các tháng cuối năm thường có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu cao hơn so với đầu năm.

 

Dù kết quả khả quan là vậy, song chặng đường cho xuất nhập khẩu trong những tháng cuối năm không chỉ “màu hồng”. Nguyên nhân bởi tình hình lạm phát đang gia tăng mạnh mẽ ở châu Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)... Đây đều là các thị trường trọng điểm của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tình trạng nêu trên khiến người dân ở các quốc gia này có xu hướng thắt chặt hơn chi tiêu, đặc biệt là cho hàng hóa không thiết yếu.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thừa nhận, sáu tháng đầu năm 2022, thị trường xuất khẩu dệt may đã phục hồi mạnh mẽ, nhưng từ cuối quý II, đã xuất hiện những biến động về thị trường, cộng với tình hình lạm phát trên thế giới, khiến đà tăng trưởng xuất khẩu này chậm lại. Hơn nữa người dân có xu hướng chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu và giảm bớt tiêu dùng cho các loại hàng hóa khác, trong đó có dệt may. Điều này khiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ít nhiều bị ảnh hưởng. Chưa kể, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine hiện chưa có dấu hiệu chấm dứt. Cuộc xung đột này đã đẩy giá xăng, dầu tăng cao trong nửa đầu năm, trong khi, đây là đầu vào cho nhiều hàng hóa khác. Do đó, chi phí của doanh nghiệp có thể sẽ tiếp tục tăng lên, ảnh hưởng đến giá bán và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Trước đó, ngay trong tháng 5, Việt Nam nhập siêu tới 1,73 tỷ USD. Điều này cho thấy những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm có thể xảy ra, đồng thời đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước và sự nỗ lực của cả doanh nghiệp trong việc chung tay tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa cuối năm,

https://nhandan.vn/hien-thuc-hoa-muc-tieu-xuat-nhap-khau-hang-hoa-post705767.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...