Lễ cúng rừng của người Phù Lá ở Bắc Hà

Là một trong những dân tộc thiểu số rất ít người của cả nước hiện nay, người Phù Lá tại xã Nậm Mòn (huyện Bắc Hà) nói riêng và người Phù Lá trên địa bàn huyện Bắc Hà nói chung còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Cúng rừng của người Phù Lá là một trong những nét văn hóa độc đáo còn được lưu truyền đến ngày nay.
Lễ cứng rừng của người Phù Lá xã Nậm Mòn.

Với quan niệm núi rừng là linh hồn của vạn vật, bảo vệ, che chở cho con người tồn tại và phát triển nên hằng năm, vào ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch, người Phù Lá tại thôn Cồ Dề Chải, xã Nậm Mòn lại tổ chức lễ cũng rừng. Lễ cúng rừng của người Phù Lá thường được tổ chức ở khu vực rừng tự nhiên, rừng thiêng gần bản, nơi có nhiều cây gỗ lớn, gần nguồn nước và thuận tiện tiến hành các nghi lễ. Đồ cúng tế trong lễ cúng rừng là những sản vật do người dân trong thôn tăng gia, sản xuất, gồm 1 con lợn đen, 1 con gà trống, rượu trắng và một số thực phẩm khác. Lễ cúng chia làm 2 phần là cúng sống và cúng chín, với những nghi thức thiêng liêng do chủ tế khởi hành. Thầy cử hành lễ gồm 1 thầy chính và 3 thầy phụ. Tại buổi lễ, thầy cúng thắp hương cử hành các nghi thức cúng để mời thần rừng về chứng kiến tấm lòng thành của người dân và cầu mong thần rừng phù hộ cho một năm mới mưa thuận, gió hòa.

Lễ cúng thường bắt đầu từ 8 giờ đến 10 giờ. Sau đó là những ngày nghỉ lao động kéo dài từ 2 đến 4 ngày với luật tục kiêng kỵ rất khắt khe như không xâm phạm cây cối, không chặt phá rừng, không gây tiếng ồn ảnh hưởng đến khu rừng. Nếu vi phạm mà bị người dân trong thôn bắt được sẽ bị phạt đóng góp tiền để tổ chức cúng rừng vào năm sau.

Sau khi diễn ra lễ cúng rừng, các hộ trong thôn cùng liên hoan ngay cạnh bìa rừng. Trước khi buổi liên hoan bắt đầu, người dân được tổ bảo vệ rừng và cán bộ xã tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển rừng, đoàn kết phát triển kinh tế gia đình, chung tay bảo vệ rừng.

Ông Sùng Phà Hòa, Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng thôn Cồ Dề Chải cho biết, việc tổ chức lễ cúng rừng hằng năm không chỉ phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, mà còn góp phần bảo vệ rừng. Qua buổi lễ, mọi người thấy được trách nhiệm của bản thân đối với công tác bảo vệ rừng và tăng tình đoàn kết trong cộng đồng…

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.