Hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số

Báo cáo "E-Conomy SEA 2021" do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố cho thấy, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỷ USD, đóng góp hơn 5% GDP của cả nước, cao gấp 7 lần năm 2015 và dự kiến đạt 57 tỷ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Ðông Nam Á (tốc độ tăng trưởng khoảng 29% một năm).

Nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỷ USD, đóng góp hơn 5% GDP của cả nước. (Ảnh minh họa - nguồn: hanoimoi.com.vn)

Ðiều đó chỉ ra rằng, nước ta đang đứng trước cơ hội vàng để thúc đẩy nền kinh tế internet, đặc biệt là các nền tảng chuyển đổi số, trong kinh tế số. Mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP và đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP… Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QÐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số; đồng thời, chọn ngày 10/10 hằng năm là Ngày chuyển đổi số quốc gia.

Hiện các bộ, ngành đang nỗ lực chuyển đổi số hướng đến mục tiêu tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đến năm 2025 đạt tối thiểu 20%. Có những ngành khá thuận lợi, nhưng có những ngành, như nhóm ngành, nghề truyền thống lại có nhiều khó khăn. Do vậy, công tác chuyển đổi số phải lấy sự đoàn kết, chia sẻ, kết nối làm trọng tâm. Người dân, doanh nghiệp cần có sự hợp lực, đoàn kết để chung tay thực hiện mục tiêu đưa tỷ trọng kinh tế số phát triển. Ở các địa phương thuận lợi như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay những địa phương khác khó khăn như Hà Giang, Bình Phước vẫn đang phát triển kinh tế số dựa trên thế mạnh của mình.

Trong hai năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp có sự thay đổi nhanh và chuyển đổi số đã tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu, trở thành nguồn lực cho kinh tế số phát triển, mở ra không gian phát triển mới. Ðây vừa là cơ hội vừa là thách thức, bởi vì có được dữ liệu đã khó, làm thế nào để khai thác chúng là một thách thức cho các địa phương, doanh nghiệp. Dữ liệu một lần nữa sẽ mở ra cơ hội phát triển cho nước ta, một quốc gia có số dân đông, cùng với số lượng doanh nghiệp nhiều và đang tăng trưởng rất nhanh trong thời gian qua.

Sau hai năm thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, sự chuẩn bị đã dần được hoàn thiện. Ðến nay, hầu hết các cơ quan và địa phương đã có chương trình, kế hoạch chuyển đổi số. Nhận thức về chuyển đổi số đã và đang được nâng cao, phổ biến một cách rõ rệt trong tất cả các cơ quan, chính quyền các cấp, cũng như hầu hết thành phần của nền kinh tế. Các cơ sở dữ liệu quốc gia đang hình thành và phát triển nhanh, từ dữ liệu dân cư đến dữ liệu doanh nghiệp, đất đai, bảo hiểm… Chuyển đổi số đã và đang tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu, trở thành nguồn lực cho kinh tế số phát triển, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước.

Tuy nhiên, không gian phát triển mới của Việt Nam đang bị phân tán, thiếu sự quy hoạch, hay sự kết hợp một cách bài bản. Dữ liệu phân tán và chưa có được mức độ mở phù hợp, nguồn nhân lực, tài lực cho chuyển đổi số chưa được tập trung; các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số của các doanh nghiệp đang phát triển một cách tràn lan, chưa có quy hoạch, kết hợp một cách bài bản, có định hướng.

Kinh nghiệm từ các nước sớm ban hành chiến lược, chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số cho thấy, để phát triển kinh tế số nhanh cần hợp lực của cả hệ thống, các bộ, ngành, địa phương và nhất là cộng đồng doanh nghiệp. Tại Việt Nam có đến 95% số doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc chuyển đổi số ở khối doanh nghiệp mặc dù nhanh, nhưng nền tảng và nội lực còn khiêm tốn; chi phí, cơ hội tiếp cận còn khó khăn, do đó doanh nghiệp làm công nghệ thông tin và chuyển đổi số cần có quyết tâm tiếp cận được khách hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tham gia thúc đẩy nền kinh tế. Các doanh nghiệp công nghệ số đang nỗ lực phát triển nền tảng, giải pháp chuyển đổi số chất lượng, đầu tư nghiên cứu và đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới: AI, blockchain... và đang nỗ lực hợp lực cùng nhau, xây dựng hệ sinh thái số giúp chuyển đổi số cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp. Doanh nghiệp cam kết và luôn sẵn sàng hợp lực cùng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương để phát triển kinh tế số, tăng tốc chuyển đổi số.

https://nhandan.vn/cung-suy-ngam/hop-luc-chuyen-doi-so-de-phat-trien-kinh-te-so-701180/

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...