Khi người đàn ông trưởng thành

Năm 2013, nghi lễ cấp sắc của người Dao tỉnh Lào Cai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến nay, cộng đồng người Dao ở Lào Cai vẫn tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của nghi lễ cấp sắc.
Thực hiện các nghi lễ trong lễ cấp sắc.

Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ trưởng thành) là nghi lễ bắt buộc không thể thiếu trong cuộc sống của cộng đồng người Dao. Theo quan niệm của người Dao, người được làm cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành, trải qua lễ cấp sắc, người đó có thể trở thành thầy (thầy cấp sắc, thầy dạy chữ…) và được mọi người kính trọng. Nam giới từ 10 tuổi trở lên được cấp sắc mới có “tên âm” để sau này về với tổ tiên.

Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng trong đời sống của người Dao

Lễ cấp sắc còn gọi là lễ “quá tăng” (treo đèn), thường trong đời chỉ tổ chức 1 lần, nhưng nếu ai muốn trở thành thầy cúng thì cần thăng cấp nhiều hơn, làm nhiều lần, từ 3 đèn, 7 đèn đến 12 đèn. Lễ cấp sắc thường được tổ chức kết hợp với lễ tế Bàn vương (lễ tạ ơn tổ tiên - chấu đàng), lễ này đặc trưng cho lễ tế tổ của người Dao. Cấp độ cao nhất của thầy nhất thiết phải làm lễ “Tẩu Slai” (độ giới) để treo thêm đèn, treo 12 đèn là cấp bậc cao nhất của người làm thầy.

Thục tục cấp quân binh trong thực hành nghi lễ cấp sắc.

Thông qua nghi lễ cấp sắc phản ánh được bản sắc văn hóa tộc người, người Dao biết ơn tổ tiên, cha ông, nguồn cội, đồng thời phản ánh được triết lý nhân sinh quan, vũ trụ quan, phản ánh được lịch sử xã hội... Toàn bộ lễ cấp sắc là một hành trình do thầy hướng dẫn các học trò từ học đạo đức, giáo lý, học cách làm người, làm thầy để cứu nhân độ thế. Sau khi học trò đã tinh thông giáo lý, các thầy lại đưa các trò vào hành trình đi tìm đạo bằng cách dạy trò múa rùa, múa dâng hương, múa thẻ lệnh. Quá trình cấp sắc diễn ra tại sàn gỗ trước cửa nhà cấp sắc. Kết thúc lễ cấp sắc, các học trò tu thành chính quả, song toàn cả văn và võ, hiểu được triết lý trong cuộc sống, làm người tốt, giúp đỡ cộng đồng. Học trò cấp sắc trải qua bước này trở thành thầy cao tay nhất, thể hiện việc trao truyền, bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc.

Màn trình diễn độc đáo mang bản sắc riêng của dân tộc Dao đỏ trong nghi lễ cấp sắc.

Thông qua lễ cấp sắc, các trò được các thầy truyền dạy học điều hay, lẽ phải, dạy học trò các bài múa kiếm, múa giao quân, múa thu quân, múa rùa, múa thẻ lệnh, múa dâng hương... đồng thời phản ánh nghề và nghệ thuật treo tranh thờ trong nghi lễ cấp sắc. Lễ cấp sắc kết hợp sử dụng các đạo nhạc cụ làm nhạc nền để trình diễn, hòa tấu nhạc chiêng, kèn, nạo bạt cho các bài khấn, bài cúng, hát của thầy, đồng thời có vai trò làm nhịp dẫn cho các bài, điệu múa nghi lễ diễn tả cảnh linh thiêng, huyền bí. Lễ cấp sắc còn là dịp để các học trò thi trình diễn trang phục truyền thống, tạo nên sắc thái văn hóa đặc trưng.

Cũng thông qua lễ cấp sắc, hình thức tạo hình, nghệ thuật tranh cắt giấy được trang trí trong khung nhà cấp sắc với những mẫu hoa văn hình lá liễu, hoa văn hình mặt trời, hoa văn hình mào gà, hoa văn hình con ba ba... đều mô phỏng thế giới hiện hữu trong tự nhiên và nhân sinh quan của người Dao.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.