Sự phục hồi kinh tế-xã hội có tín hiệu tích cực

Ngày 4/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3. Trong quý I, sự phục hồi kinh tế-xã hội của chúng ta có tín hiệu tích cực thể hiện qua mức tăng trưởng, chỉ số lạm phát... Kinh tế vĩ mô đang ổn định, thị trường tiền tệ, tài chính ổn định.

Phát biểu ý kiến mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phiên họp này đánh giá lại kết quả tháng 3 và nhìn lại quý I/2022; đánh giá tình hình trên thế giới chính trị không ổn định, xung đột giữa Nga và Ukraine, cạnh tranh nước lớn gay gắt, giá nguyên liệu đầu vào và lạm phát nhiều nước tăng cao; khan hiếm các nguyên liệu, giá xăng dầu tác động lớn... Trong nước, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất hiện thêm chủng mới, tuy nhiên chúng ta đã kiểm soát được tình hình. Giá nguyên liệu trên thế giới, nhất là giá xăng dầu thế giới tăng cao, lạm phát ở nhiều nước gây áp lực cho nền kinh tế, sản xuất, kinh doanh trong nước.

Trong quý I, chúng ta tiếp tục giải quyết các vấn đề thường xuyên, tồn đọng; giải quyết các tác động khủng hoảng ở Ukraine; giải quyết các vấn đề Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ ban hành về phục hồi và phát triển kinh tế; những vấn đề nổi lên như mưa lũ ở miền trung bất thường, ngoài ra tác động liên quan năng lượng, điện... Nếu không dự báo tốt, nắm chắc tình hình, có giải pháp tốt thì tình hình sẽ phức tạp những tháng tới đây; đó còn là mở cửa du lịch từ 15/3, rồi mở cửa trường học. 

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3 -0
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI) 

Tình hình diễn biến phức tạp, có diễn biến mới, những dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự ủng hộ, vào cuộc tích cực của nhân dân, doanh nghiệp, kinh tế-xã hội tích cực, không bỏ lỡ xu thế chung của thế giới. Sự phục hồi kinh tế-xã hội của chúng ta có tín hiệu tích cực thể hiện qua mức tăng trưởng, chỉ số lạm phát... Kinh tế vĩ mô đang ổn định, thị trường tiền tệ, tài chính ổn định. Các cân đối lớn được bảo đảm như thu chi, xuất nhập khẩu, năng lượng, điện, thị trường lao động...; tiếp tục bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lòng tin của nhân dân, bạn bè quốc tế, nhà đầu tư được tăng lên... 

Hết quý I, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đánh giá cao về tình hình. Các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. 

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3 -0
  Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, phải nghiêm túc đánh giá như giải ngân vốn đầu tư công vẫn là hạn chế, yếu kém; một số chương trình chưa được triển khai theo tiến độ; thị trường chứng khoán, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro; vấn đề hàng hóa ứ đọng ở biên giới xử lý tích cực nhưng chưa giải quyết được triệt để; một bộ phận nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; trong việc tiêm chủng vaccine còn tâm lý chủ quan, việc tiêm chủng chưa đạt tiến độ nhưng mong muốn; việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi chưa được suôn sẻ. Dự báo từ đầu năm tương đối sát tình hình, khó khăn, thách thức lớn hơn thuận lợi và thời cơ. 

Do đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu dành thời gian, công sức, đánh giá, phân tích những cái được, chưa được, nhất là phân tích nguyên nhân chủ quan, trên cơ sở đó đóng góp thêm để đề ra các giải pháp thời gian tới, nhất là cần lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành như thế nào để hạn chế, khắc phục những tồn tại, hạn chế chưa giải quyết được trong quý I; ứng phó linh hoạt, hiệu quả những vấn đề mới; tiếp tục giải quyết những vấn đề tồn đọng, kéo dài; bám sát tình hình. 

Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý I/2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và 3,66% của quý I/2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I/2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp quý I/2022 tăng 7,07% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 6,44% của quý I/2021, đóng góp 2,42 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,79%, đóng góp 2,05 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng trưởng dương 1,23% (khai thác than tăng 3,2% và quặng kim loại tăng 5%), làm tăng 0,04 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành xây dựng tăng 2,57%, thấp hơn tốc độ tăng 6,53% của quý I/2021, đóng góp 0,16 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ trong quý I tăng trưởng khởi sắc khi nhiều hoạt động dịch vụ sôi động trở lại. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của quý I năm nay như sau: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,75% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,54 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,06%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 2,98%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 1,79%, làm giảm 0,04 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế quý I, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,94%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,97%; khu vực dịch vụ chiếm 41,70%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,39% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2021 là 11,61%; 36,61%; 42,38%; 9,40%).

Tình hình đăng ký doanh nghiệp quý I có nhiều khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong quý I/2022 tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký vào nền kinh tế tăng 21%, trong đó vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động tăng 34,5%. Bên cạnh đó, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II/2022 với 82,3% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý I. Đây là kết quả quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế thời gian qua của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin, động lực cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/su-phuc-hoi-kinh-te-xa-hoi-co-tin-hieu-tich-cuc--691852/

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...