Đẩy mạnh bảo hiểm xã hội cho nông dân

Tại các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam, nông dân chiếm một tỷ lệ đáng kể trong lực lượng lao động và có những đóng góp không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Chính vì vậy, ở nước ta, bên cạnh việc nâng cao đời sống kinh tế, vấn đề bảo đảm an sinh xã hội cho nông dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và được thực hiện thông qua hệ thống các chính sách như giảm nghèo, dạy nghề-tạo việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...

Trong nhóm các chính sách an sinh, việc thực hiện bảo hiểm xã hội đối với nông dân được triển khai từ những năm 1980. Trải qua nhiều thời kỳ, đến nay, ngoài những nông dân tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc trong các thành phần kinh tế, có ký hợp đồng lao động và hưởng tiền công, tiền lương theo quy định, thì những người sản xuất nông nghiệp khác cũng được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên, cho đến nay, việc tham gia bảo hiểm xã hội của lực lượng lao động này vẫn còn hạn chế.

Tính đến hết năm 2021, số hợp tác xã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mới chiếm chưa đầy 1/3 tổng số hợp tác xã; số lao động thường xuyên tham gia chưa đến 2%; cả nước mới chỉ có 1,45 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tương đương với 2,96% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức. Dù tăng tới khoảng 240 lần so với năm 2008-năm đầu tiên thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện và đạt tỷ lệ cao hơn 1,96 điểm phần trăm so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, nhưng có thể nói, “khoảng trống” về bảo hiểm xã hội trong nông dân vẫn còn rất lớn.

Việc đa số nông dân chưa tham gia bảo hiểm xã hội (với cả hai hình thức là bắt buộc và tự nguyện), đồng nghĩa với việc không có lương hưu khi hết tuổi lao động, trước hết, sẽ khiến cuộc sống của họ và gia đình phải đối mặt với những rủi ro trong tương lai, khi không có khoản thu nhập ổn định lúc tuổi cao sức yếu. Bên cạnh đó, đây còn là “gánh nặng” đối với hệ thống an sinh xã hội quốc gia.

Theo nhận định chung, tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Đó là nhận thức của một bộ phận không nhỏ nông dân về chính sách bảo hiểm xã hội chưa cao, chưa có thói quen tham gia mua bảo hiểm khi trẻ để về già được hưởng lương hưu. Do hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu có quy mô nhỏ, năng suất lao động thấp, hiệu quả còn hạn chế, lại chịu nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh... nên thu nhập của nông dân thấp và không ổn định, khiến nhiều người dù muốn cũng không có khả năng đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Về mặt chính sách, việc quy định thời gian đóng bảo hiểm tối thiểu 20 năm mới đủ điều kiện hưởng lương hưu; bảo hiểm xã hội tự nguyện không bao gồm những chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp; tỷ lệ hỗ trợ chưa cao... cũng chưa tạo đủ sức hấp dẫn đối với một bộ phận người lao động...

Để giải quyết những vấn đề nêu trên; đồng thời góp phần hiện thực hóa mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, việc thực hiện bảo hiểm xã hội cho nông dân trong thời gian tới cần có những mục tiêu, giải pháp và cách thức thực hiện cụ thể, phù hợp với lực lượng lao động đặc thù và quan trọng này.

https://nhandan.vn/bhxh-va-cuoc-song/day-manh-bao-hiem-xa-hoi-cho-nong-dan-689980/

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...