Nỗi lo nguồn cung lương thực

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) mới đây cảnh báo, an ninh lương thực toàn cầu đối mặt thêm thách thức do cuộc xung đột Nga-Ukraine sau hai năm gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Vốn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các yếu tố như biến đổi khí hậu, gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch, việc bảo đảm an ninh lương thực là bài toán không dễ giải đối với nhiều quốc gia.

Với việc Nga là nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và Ukraine là nước lớn thứ năm, cả hai nước cung cấp tới 19% nguồn cung lúa mạch của thế giới, 14% lúa mì và 4% ngô, chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu.

Thêm vào đó, Nga và Ukraine cũng là những nhà cung cấp hạt cải dầu hàng đầu và chiếm 52% thị trường xuất khẩu dầu hướng dương của thế giới. Bởi thế, các biện pháp gia tăng trừng phạt lẫn nhau giữa Nga và các nước phương Tây, cuộc xung đột ở Ukraine làm gián đoạn chuỗi cung ứng và hậu cần đối với sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine và Nga, cũng như các hạn chế đối với xuất khẩu của Nga gây lo ngại sẽ để lại những hậu quả đáng kể về an ninh lương thực.

Ðiều này đặc biệt đúng đối với khoảng 50 quốc gia phụ thuộc vào Nga và Ukraine về nguồn cung lúa mì từ 30% trở lên. Nhiều nước trong số đó là các nước kém phát triển nhất hoặc các nước có thu nhập thấp, thiếu lương thực ở Bắc Phi, châu Á và Cận Ðông. Nhiều quốc gia châu Âu và Trung Á phụ thuộc vào Nga hơn 50% nguồn cung phân bón của họ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp kéo dài.

Khả năng gián đoạn hoạt động nông nghiệp của hai nước xuất khẩu chủ yếu Nga và Ukraine có thể khiến tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơn. FAO cảnh báo, có tới 30% diện tích cây trồng ở Ukraine sẽ không được trồng hoặc không được thu hoạch trong năm nay do xung đột.

Theo ước tính của FAO, cuộc xung đột ở Ukraine làm trầm trọng thêm tình trạng suy dinh dưỡng trên toàn cầu, giá lương thực và thực phẩm quốc tế có thể tăng từ 8% đến 20%. Số người suy dinh dưỡng toàn cầu có thể tăng thêm từ 8 đến 13 triệu người trong giai đoạn 2022-2023. Các nhà điều hành doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp nhận định, người tiêu dùng trên khắp thế giới sẽ cảm nhận tác động mạnh của cuộc khủng hoảng Ukraine do giá lương thực tăng cao và tình trạng gián đoạn đáng kể đối với các chuỗi cung ứng nông nghiệp.

Ông John Rich, Chủ tịch điều hành hãng cung cấp lương thực hàng đầu Ukraine MHP, bày tỏ lo ngại về vụ xuân năm nay - một vụ mùa quan trọng không chỉ đối với nguồn cung nội địa ở Ukraine mà còn với khối lượng lớn ngũ cốc và dầu thực vật mà nước này xuất khẩu trên toàn cầu. Theo ông, cuộc xung đột hiện nay tác động to lớn đến nguồn cung của Ukraine và Nga ra thế giới. Giá hàng hóa tăng vọt sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, với giá lúa mì có lúc lên mức cao nhất từ trước tới nay.

Chủ tịch MHP cũng cảnh báo về "vòng xoáy lạm phát" đối với giá lúa mì, ngô và các loại hàng hóa khác, vốn đã tăng cao trước khi xảy ra căng thẳng ở Ukraine do hạn hán và nhu cầu tăng do các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Trước tương lai ảm đạm của bức tranh lương thực, FAO đã đề ra một số kiến nghị chính sách nhằm bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Ðó là cần giữ cho thương mại lương thực và phân bón toàn cầu được mở, đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm. Các chính phủ cần mở rộng mạng lưới an toàn xã hội để hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, trong khi cần tránh các phản ứng chính sách đặc biệt nếu chưa xem xét đến tác động tiềm tàng của chúng đối với thị trường quốc tế.

FAO cho rằng, cần tăng cường minh bạch thị trường và đối thoại để giúp các chính phủ và nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt khi thị trường hàng hóa nông sản có nhiều biến động. Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass kêu gọi người dân và doanh nghiệp không tích trữ lương thực và xăng dầu. Chủ tịch Malpass hy vọng các nhà sản xuất trên thế giới sẽ phản ứng mạnh mẽ để tăng nguồn cung đáp ứng nhu cầu thực tế.

Ông cũng dự báo nguồn cung lương thực bên ngoài Nga và Ukraine sẽ tăng mạnh, qua đó giảm tác động của việc giá cả leo thang và giúp duy trì đà phục hồi kinh tế. Chủ tịch WB nhấn mạnh, việc cần làm trong tình hình hiện nay không phải là đi mua lương thực dự trữ, mà mỗi người dân trên thế giới cần nhận thức được rằng nền kinh tế toàn cầu hết sức năng động và sẽ phản ứng phù hợp, bảo đảm đủ nguồn cung.

https://nhandan.vn/binh-luan-quoc-te/noi-lo-nguon-cung-luong-thuc-689361/

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.