Âm thanh Pí lè

Dân tộc Tày ở Lào Cai có vốn văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng, thể hiện qua các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, lễ hội và các tập quán sinh hoạt tín ngưỡng. Trong đó, có một loại nhạc cụ độc đáo - đó là kèn Pí lè.
 
Kèn Pí lè được làm từ loại gỗ cứng, chắc, bền. Người Tày sử dụng Pí lè trong các nghi lễ cúng thần, Lồng tồng, lễ cưới hỏi, vào nhà mới… Pí lè là nhạc cụ thuộc họ hơi, không chỉ khác về cấu tạo hình dáng nhỏ, gọn, chất liệu âm thanh vang vọng, tưng bừng mà còn là biểu tượng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào Tày.



Thổi kèn Pí lè trong dịp lễ hội.

Thân Pí lè là một ống gỗ đục rỗng hình trụ, có chiều dài từ 30 - 40cm, chia làm 10 đốt được dùi lỗ nhỏ hình tròn, các đốt tạo thành bởi sự phân chia giữa các gờ ở mỗi đốt (gần giống đốt tre), trong đó có 7 đốt ở giữa được dùi lỗ nhỏ phía trước, bố trí khoảng cách đều nhau tạo thành một hàng dọc. Loa kèn là phần cuối của cây kèn, được làm bằng lá đồng mỏng, uốn hình chóp cụt, có độ dài khoảng 10cm, đường kính 12cm, đầu nhỏ của loa nối liền với ống kèn. Phần đầu nhỏ của ống kèn được dùi một lỗ tròn dùng để buộc dây từ đầu tới loa kèn.

Người thổi Pí lè bằng cách lấy hơi đằng mũi, đẩy hơi ra miệng tác động vào những lỗ nhỏ thân kèn, hơi luồn qua lỗ nhỏ liên tục như vậy, nghệ nhân thổi kèn hàng giờ không cần ngắt hơi. Khi biểu diễn, tùy thuộc vào nội dung bài hát, trong mỗi nghi lễ khác nhau, người thổi kèn áp dụng các kỹ thuật rung hơi, vuốt hơi, phối hợp với các ngón bấm, ngón vuốt, ngón vỗ trên thân kèn… để tạo ra những âm thanh bay bổng, dồn dập, da diết nhưng phù hợp với khung cảnh diễn ra nghi lễ.

Pí lè thường có hai kích cỡ to, nhỏ khác nhau, khi thổi phải có hai người thổi cùng nhau, hai thứ âm thanh to, nhỏ hòa quyện tạo cảm xúc tưng bừng, nhộn nhịp./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.