Mức độ lạc quan của các CEO châu Á - Thái Bình Dương đạt mức cao nhất trong 10 năm qua

Bất chấp thách thức do COVID-19, 76% CEO tại châu Á – Thái Bình Dương kỳ vọng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong 2022.
PwC đã khảo sát 4.446 CEO đến từ 89 quốc gia và vùng lãnh thổ vào tháng 10 và 11 năm 2021 

Theo báo cáo được công bố ngày 10/2, của PwC, mức độ lạc quan của các CEO châu Á-Thái Bình Dương đạt mức cao nhất trong 10 năm qua.

Các CEO châu Á Thái Bình Dương đang phải tiếp tục đối mặt với những sức ép gây ra bởi đại dịch COVID-19 và những khó khăn chung trên thị trường như lạm phát gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng và cuộc "đại khủng hoảng lao động". Bất chấp hàng loạt những thách thức, các CEO trong khu vực tham gia khảo sát vẫn thể hiện mức độ lạc quan cao nhất trong mười năm qua về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm tới. 76% kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ được cải thiện, trong khi chỉ 17% cho rằng tình hình sẽ tiếp tục xấu đi.

Thông tin vừa được PwC sau khi khảo sát 4.446 CEO toàn cầu, trong đó có 1.618 CEO thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương. Khảo sát diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2021.

Mức độ lạc quan này tăng nhẹ so với năm ngoái (ở mức 73%) và đã tăng đáng kể so với năm 2020, năm ghi nhận gần một nửa (48%) CEO khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự đoán nền kinh tế sẽ suy yếu.

Mức độ lạc quan đang có xu hướng tăng cao ở hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Singapore là các nước có mức lạc quan cao nhất, với khoảng 90% CEO kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu trong năm tiếp theo.

Niềm tin vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã nâng cao mức độ lạc quan của các CEO châu Á - Thái Bình Dương dành cho doanh nghiệp của họ. Theo đó, khoảng 50% CEO "rất tự tin" hoặc "cực kỳ tự tin" vào triển vọng tăng trưởng doanh thu trong 12 tháng tới.

Ông Nguyễn Lương Hiền, Phó Tổng Giám đốc, lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn chiến lược/Tư vấn thương vụ tại PwC Việt Nam cho biết: “Mức độ lạc quan cao của các CEO cho thấy sức mạnh và khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, cũng như khả năng kiểm soát của các CEO trước tình hình bất ổn.

Tại Việt Nam, chính sách “Chung sống an toàn với COVID-19” đã tạo ra một chiến dịch tiêm chủng thần tốc, cho phép đất nước tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại vào cuối năm 2021. Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở lại mức 6% - 6,5%, một phần là do sự trở lại mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thị trường. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 sẽ thúc đẩy hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, tạo đà cho sự phục hồi kinh tế sau đại dịch thông qua việc hình thành một thị trường xuất khẩu ổn định và lâu dài cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á.”

Các CEO đang rất lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng họ cũng nhận thức rõ được các mối đe dọa tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong 12 tháng tới.

Các CEO châu Á - Thái Bình Dương (58%) cho rằng rủi ro y tế, sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu, cao hơn 10% so với các CEO toàn cầu (các CEO toàn cầu lại coi rủi ro an ninh mạng là điều cấp bách nhất). Đồng thời, những vấn đề không kém phần quan trọng đối với các CEO khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể kể đến: rủi ro an ninh mạng (44%) và biến động kinh tế vĩ mô (43%).

Ở Việt Nam, các rủi ro về y tế, sức khỏe cũng là một vấn đề đáng lo ngại đối với các CEO. Sự xuất hiện của biến thể Omicron được cho là có khả năng lây nhiễm nhanh chóng đã khiến cộng đồng doanh nghiệp thêm lo lắng về đại dịch. Bên cạnh đó, rủi ro an ninh mạng, đặc biệt là rủi ro từ bên thứ ba thường khó nhận ra bởi sự phức tạp của các mối quan hệ kinh doanh giữa các công ty và mạng lưới các nhà cung cấp của họ, đang đặt ra các mối đe dọa cho nhiều doanh nghiệp và tổ chức.

https://dangcongsan.vn/thoi-su/muc-do-lac-quan-cua-cac-ceo-chau-a-thai-binh-duong-dat-muc-cao-nhat-trong-10-nam-qua-603828.html

 

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.