Việt Nam ký Công ước đa phương về chống xói mòn cơ sở tính thuế

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 99 tham gia Công ước đa phương, về thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định nhằm ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (MLI).
Container hàng hóa tại cảng Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 9/2, tại trụ sở Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ở Paris, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Công ước MLI, còn được gọi là Công cụ đa phương, bao trùm hơn 1.800 hiệp định thuế song phương.

Phát biểu tại lễ ký, Phó Tổng Thư ký OECD Yoshiki Takeuchi đã hoan nghênh Việt Nam cùng các quốc gia, vùng lãnh thổ khác tham gia MLI (Thái Lan, Lesotho), nâng tổng số thành viên tham gia lên 99 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ông nhấn mạnh các nỗ lực chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận sẽ không thể thành công nếu không có hành động tập thể và sự chung tay góp sức của các bên.

Phó Tổng Thư ký OECD cũng đề nghị các nước mới tham gia sớm hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết để phê chuẩn và đưa công cụ đa phương này đi vào hiệu lực.

Đại sứ Đinh Toàn Thắng bày tỏ vui mừng trước việc Việt Nam chính thức tham gia MLI, khẳng định việc mở rộng cơ sở thuế, chống xói mòn nguồn thu và chuyển dịch lợi nhuận là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược cải cách hệ thống thuế của Việt Nam.

Điều này được thể hiện qua Quyết định 2072/QĐ-TTg ngày 10/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh", trong đó việc ký kết, triển khai các cam kết quốc tế liên quan như MLI được xác định là ưu tiên và đang được Bộ Tài chính Việt Nam chủ trì thực hiện.

Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của lễ ký MLI diễn ra vào thời điểm Việt Nam nhận bàn giao vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Khu vực Đông Nam Á của OECD (SEARP) nhiệm kỳ 2022-2025 tại Hội nghị Bộ trưởng SEARP diễn ra trong hai ngày 9 và 10/2 tại Seoul (Hàn Quốc), với sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Đại sứ bày tỏ tin tưởng việc triển khai công cụ đa phương trong thời gian tới sẽ góp phần phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và OECD và cụ thể hóa Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và OECD giai đoạn 2022-2026 được ký tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann tại Paris ngày 5/11/2021.

Trong nhiều năm qua, OECD là đối tác quan trọng của Việt Nam về tư vấn, hỗ trợ chính sách, bao gồm cả về kinh tế vĩ mô lẫn các lĩnh vực cụ thể như: Tài chính, thuế, phát triển xanh, số hóa...

Sau khi gia nhập MLI, đến nay Việt Nam đã tham gia tổng cộng 7 công cụ pháp lý của OECD.

MLI được hình thành trên cơ sở sáng kiến của OECD và G20 về thành lập Dự án chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS).

Công cụ đa phương này đưa ra các giải pháp cụ thể giúp các chính phủ thu hẹp các kẽ hở trong các quy tắc quốc tế hiện hành bằng cách chuyển các biện pháp được phát triển trong khuôn khổ Dự án BEPS vào các hiệp định thuế song phương.

MLI góp phần đồng bộ hóa và tăng cường hiệu quả của gần 3.000 hiệp định thuế song phương của các quốc gia và lãnh thổ thành viên.

Công cụ đa phương này cũng cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, đặc biệt là bằng cách bổ sung một điều khoản tùy chọn về trọng tài ràng buộc và bắt buộc, đã được 33 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua.

BEPS đề cập đến các hành vi lợi dụng sự thiếu đồng bộ và những lỗ hổng của các quy định về quản lý thuế để làm giảm số thuế phải nộp, hoặc né tránh nộp thuế, hoặc chuyển lợi nhuận một cách giả tạo sang các khu vực khác, nơi họ bị đánh thuế ít hoặc không bị đánh thuế.

Theo ước tính của OECD, hàng năm các hành vi BEPS gây thất thoát từ 100-240 tỷ USD, tương đương với khoảng 4-10% tổng nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn cầu.

https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/viet-nam-ky-cong-uoc-da-phuong-ve-chong-xoi-mon-co-so-tinh-thue-685155/

 

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...