Doanh nghiệp đón Xuân mới với khí thế mới

Mùa Xuân 2022 về mang lại luồng sinh khí tươi mới. Với động lực và tâm thế sẵn sàng chủ động vượt qua thách thức, chinh phục thị trường, các doanh nghiệp đã thích ứng, ổn định và tăng tốc sản xuất; các nhà máy hối hả với nhiều đơn hàng mới, trong đó, có nhiều mặt hàng phong phú phục vụ thị trường châu Á dịp Tết Nguyên đán.
 
Doanh nghiệp đón Xuân mới với khí thế mới - Ảnh 1.

Các nhà máy sản xuất hối hả với những đơn hàng cho năm mới. Ảnh: VGP/Thùy Linh

COVID-19 - phép thử lớn cho doanh nghiệp

Dịch COVID-19 là một phép thử lớn với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2021 là năm thứ 2 liên tiếp đối mặt với những khó khăn do tác động từ dịch COVID-19. Thế nhưng từng ngành hàng, từng lĩnh vực đã kịp thời xoay chuyển với những giải pháp linh hoạt phù hợp với từng thời điểm.

Là doanh nghiệp với kinh nghiệm hơn 20 năm làm xuất khẩu nông sản sang thị trường 25 quốc gia, dịch COVID-19 xảy ra khiến Công ty CP Ameii Việt Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đối diện với nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất, lưu thông và cả chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.

Nhớ lại làn sóng COVID-19 đợt 3 bùng phát ở Bắc Giang, Hải Dương, ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ameii Việt Nam cho biết, đó là thời điểm trái vải vào vụ thu hoạch. Đợt đó, Công ty có gặp trường hợp chủ vườn là F0 nhưng do có sự chuẩn bị kế hoạch từ trước nên doanh nghiệp vẫn thu mua được đúng sản lượng cần. Và công ty vẫn thành công với các đơn hàng đi Nhật Bản, Hà Lan và Liên minh châu Âu (EU).

"Khi thời điểm dịch COVID-19 chưa cẳng thẳng, Công ty đã thành lập 1 hợp tác xã tập hợp các hộ trồng vải, tham gia ký kết để bảo đảm vùng nguyên liệu ổn định. Đồng thời, lên phương án thu hái, vận chuyển nếu có dịch COVID19 bùng phát", ông Nguyễn Khắc Tiến cho hay.

Thành công đến với doanh nghiệp không chỉ ở vụ vải thiều mà sau dịch COVID-19 đợt 4, lượng đơn hàng đổ về doanh nghiệp tăng gấp đôi, nhất là các đơn hàng xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore. 

Những ngày cuối năm cũng là mùa cao điểm của thị trường phục vụ hàng hóa Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Tại các phân xưởng sản xuất trong nhà máy của Sunhouse (Khu công nghiệp Km 21 đường Láng - Hòa Lạc, Hà Nội), những người lao động nỗ lực tăng ca nhằm tạo ra đủ lượng hàng hóa cho thị trường với mức giá cả ổn định nhất.

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse chia sẻ, xác định mục tiêu phòng dịch không phải của Nhà nước mà của chính bản thân doanh nghiệp, do đó, công tác phòng dịch luôn được doanh nghiệp đề cao và mọi bộ phận đều phải tuân thủ. Doanh nghiệp cũng xây dựng rất nhiều kịch bản để chủ động ứng phó.

Dù gặp nhiều khó khăn do các đợt dịch COVID-19 nhưng Tập đoàn Sunhouse vẫn chủ động, bình tĩnh, duy trì sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Doanh thu năm 2021 của công ty vẫn ước đạt hơn 5.000 tỷ đồng.

Song song với đó, doanh nghiệp nỗ lực xây dựng thương hiệu, tham gia các chương trình như: "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; Thương hiệu Quốc gia; Hàng Việt Nam chất lượng cao… thúc đẩy người Việt dùng hàng Việt, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt lớn mạnh và quay lại đóng góp nhiều hơn cho xã hội và người tiêu dùng.

Doanh nghiệp tất bật với những đơn hàng mới

Hiện nhà máy của Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam tại Hải Dương đang phải hoạt động hết công suất để sơ chế hơn 10 tấn nguyên liệu mỗi ngày, đáp ứng yêu cầu xuất được 5 container nông sản mỗi tháng.

Giám đốc Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam Ngô Thị Thu Hồng chia sẻ, doanh nghiệp đang chuẩn bị các mặt hàng phục vụ nhu cầu Tết như: Lá dong, lá chuối, củ sả, rau quả vụ Đông và thị trường chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Ngoài ra có mía ép, ổi ép xuất đi Mỹ, EU.

Trong lĩnh vực dệt may, ông Nguyễn Đăng Lợi, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 nhưng Công ty vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, lợi nhuận vừa đủ để bảo đảm đời sống cho công nhân. Hiện, hơn 90% sản phẩm của đơn vị này phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

"Địch COVID-19 cũng là thời điểm để doanh nghiệp nhìn lại và hoạch định kế hoạch phát triển của doanh nghiệp mình. Trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ triển khai nhiều mẫu mã sản phẩm để phát triển thị trường trong nước cùng với việc đẩy mạnh thị trường xuất khẩu", ông Lợi chia sẻ.

Trong khi đó, những kế hoạch cho năm 2022 và dài hơi hơn cũng đã được Sunhouse lên kế hoạch. Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse cho hay, trước đây, doanh nghiệp chủ yếu bán tại thị trường trong nước, chỉ khoảng 5% cho xuất khẩu. Cách đây 2 năm doanh nghiệp bắt đầu tập trung vào thị trường xuất khẩu. Dự kiến, năm nay doanh thu xuất khẩu tăng lên khoảng 25% và Sunhouse hướng đến mục tiêu 50% xuất khẩu và 50% tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra và có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp mong muốn nhà nước tiếp tục có những chương trình, đề án, giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Năm 2021 đầy biến động khép lại với hình ảnh những nhà máy nông sản tất bật chuẩn bị cho những đơn hàng mới, những cánh đồng rau trái rộn rã tiếng cười, các phân xưởng rộn ràng tiếng máy cắt, máy may. Những nỗ lực vượt qua khó khăn của mỗi doanh nghiệp trong năm qua giúp "dòng chảy" của nền kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc và lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2022.

https://baochinhphu.vn/de-nhan-dan-co-tet-an-lanh-nhat-sau-mot-nam-kho-khan-nhat-102220131120229743.htm

 

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...