Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tính đến hết năm 2021, tỷ lệ che phủ rừng của Lào Cai đạt 56,91%; Lào Cai trở thành 1 trong 10 tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất toàn quốc. Nhằm tiếp tục phấn đấu nâng cao diện tích, chất lượng rừng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đưa ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 60%, cao hơn bình quân cả nước 18%.

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung, kinh tế lâm nghiệp nói riêng, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 10 ngày 26/8/2021 về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Lào Cai sẽ phát triển lâm nghiệp hàng hóa theo hướng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp bền vững, tập trung vào 2 sản phẩm chủ lực, gồm cây quế (đến năm 2025 có 52.000 ha, giá trị trên 1.200 tỷ đồng; đến năm 2030 có 66.000 ha, giá trị khoảng 1.800 tỷ đồng; đến năm 2050 có 68.000 ha); vùng nguyên liệu gỗ (đến năm 2025 có 101.500 ha, giá trị trên 900 tỷ đồng; năm 2030 có 112.000 ha, giá trị 1.400 tỷ đồng; đến năm 2050 duy trì ổn định vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung với 112.000 ha).

Để đạt mục tiêu đề ra, ngành lâm nghiệp tham mưu cho tỉnh điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng phù hợp với yêu cầu sản xuất; quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên; phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; hoàn thành giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Đối với vùng thấp, phát triển rừng trồng tập trung để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến lâm sản; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển rừng thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích về đất đai, tín dụng, thị trường. Đối với khu vực vùng cao, nghiên cứu lựa chọn các loại cây trồng bản địa, cây đa mục đích, phát triển lâm sản ngoài gỗ…

Tuần tra bảo vệ rừng.

Lào Cai đang chuyển đổi mạnh mẽ từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp hàng hóa (chuyển từ thực hiện theo kế hoạch sang thích ứng với thị trường), nhất là tại các huyện vùng thấp. Bước đầu, tỉnh đã hình thành vùng nguyên liệu gỗ với hơn 90.000 ha và gắn với hệ thống cơ sở chế biến với công suất phù hợp. Xây dựng vùng trồng quế gần 45.000 ha, trong đó có gần 4.000 ha đạt chứng nhận hữu cơ, gắn với 10 cơ sở chế biến tinh dầu công suất trung bình từ 60 tấn sản phẩm/năm; thị trường tiêu thụ khá ổn định trong nước và tại một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc… Hình thành các sản phẩm lâm sản mang thương hiệu Lào Cai như tinh dầu quế, ván ghép thanh, ván dán… Chủ động xây dựng và phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng, làm cơ sở cấp chứng chỉ rừng bền vững và quan trọng hơn là hướng tới các thị trường có giá trị gia tăng cao.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển kinh tế lâm nghiệp; triển khai, thực hiện đầy đủ, toàn diện chính sách khuyến khích phát triển, trong đó tập trung giải quyết các vấn đề về đất đai, huy động nguồn vốn, hỗ trợ ứng dụng khoa học – kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống, xúc tiến thương mại. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống cây lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao, sinh trưởng nhanh, có khả năng chống chịu sâu, bệnh và thích nghi vùng sinh thái để đưa vào trồng rừng. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu; gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; hỗ trợ xây dựng thương hiệu các sản phẩm lâm sản, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm lâm sản chủ lực của Lào Cai. Huy động tối đa, lồng ghép nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn vốn ODA để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đầu tư, phát triển sản xuất lâm nghiệp…

Quang Nguyễn

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.