Dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Tại buổi họp báo quốc tế chiều 17/1, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam đã hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021 với những đóng góp nổi bật, thực chất, mang đậm dấu ấn Việt Nam.
Bộ Ngoại giao thông tin về đóng góp nổi bật của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Ảnh: Đinh Trường)

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, Việt Nam tích cực thúc đẩy cách tiếp cận đa phương, kiên trì đề cao luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc; thúc đẩy tìm kiếm giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột; tăng cường hành động nhân đạo, bảo vệ dân thường trong xung đột. Phiên thảo luận mở về Hiến chương Liên hợp quốc tổ chức vào tháng 1/2020 có sự tham dự và phát biểu của 111 đại diện các nước, các tổ chức quốc tế và đây là con số kỷ lục đối với một cuộc họp của Hội đồng Bảo an. Nghị quyết do Việt Nam đề xuất về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với người dân là một trong số ít nghị quyết được tất cả 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đồng bảo trợ. 

Việt Nam góp phần làm nổi bật hơn và hướng sự quan tâm của Hội đồng Bảo an và cộng đồng quốc tế đến những hậu quả lâu dài của xung đột, chiến tranh đối với cuộc sống của người dân và an ninh, phát triển của các quốc gia, trong đó có vấn đề bom mìn còn sót lại sau xung đột. 

Một trong những dấu ấn nổi bật khác là Việt Nam làm tốt vai trò cầu nối và nỗ lực thúc đẩy thực chất việc tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Việt Nam tổ chức thành công Phiên thảo luận đầu tiên của Hội đồng Bảo an về hợp tác giữa Liên hợp quốc với ASEAN, cũng như thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các vấn đề khu vực.

Bên cạnh đó, Việt Nam chủ động thúc đẩy sự quan tâm, tìm giải pháp hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương trong xung đột, nhất là phụ nữ và trẻ em; tích cực thúc đẩy hành động chung về các vấn đề an ninh phi truyền thống bức thiết đối với cộng đồng quốc tế; thể hiện sự cân bằng, minh bạch, trách nhiệm trong điều hành, xử lý các công việc chung, góp phần giảm thiểu khác biệt, thúc đẩy đối thoại, hợp tác; góp phần đề cao tiếng nói của các nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an. 

Trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Việt Nam đóng góp thiết thực cho công việc chung của Liên hợp quốc thông qua việc tăng cường cử lực lượng làm nhiệm vụ tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; đề xuất, chủ trì thảo luận nghị quyết định kỳ về hợp tác Liên hợp quốc-ASEAN; đề xuất sáng kiến về nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12); khởi xướng thành lập Nhóm bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an 2020-2021 có được là kết quả của sự kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và tích cực tham gia của các bộ, ngành và các tổ chức trong hệ thống chính trị; kinh nghiệm tích lũy từ nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an 2008-2009 và sự tham gia các diễn đàn đa phương quan trọng khác; cũng như sự tin tưởng, ủng hộ rộng rãi của bạn bè quốc tế.

Tại họp báo, đại diện các đại sứ quán và truyền thông các nước chúc mừng Việt Nam đã đảm nhiệm thành công cương vị tại Hội đồng Bảo an; tin tưởng Việt Nam tiếp tục có những đóng góp thực chất, hiệu quả cho công việc chung của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/dau-an-viet-nam-tai-hoi-dong-bao-an-lien-hop-quoc-682705/

 

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...