Sắc màu chợ phiên Ý Tý

Tôi vẫn nhớ mãi gương mặt trái xoan, giọng nói ngọt ngào, hàm răng trắng, khi cười lộ ra chiếc răng khiểng của cô gái Hà Nhì bán hàng ở chợ phiên Ý Tý (Bát Xát) - “Chú ơi, đủ tiền rồi ạ. Cảm ơn chú. Lần sau chú lại mua hàng cho cháu nhé!”.
 


Đông vui chợ phiên Ý Tý.

Cứ đến thứ 7 hằng tuần, đồng bào ở khắp các bản làng trong vùng lại nô nức đến chợ phiên Ý Tý. Khi ra chợ, mọi người thường mang theo những mặt hàng nông sản bán cho khách.

Ở Bát Xát có món ăn đặc sản là “Bánh dầy chấm mật ong rừng”. Tôi đi nhiều nơi và biết nhiều chợ ở các địa phương khác cũng có bán bánh dầy, nhưng phải vào chợ Ý Tý mới cảm nhận được món ngon dân dã đặc trưng này. Bánh dầy được đồng bào làm từ gạo nếp mới, đãi sạch gạo rồi đồ thành xôi, sau đó đưa vào cối giã mịn, nặn thành bánh, trong có nhân đậu đỏ. Những ngày trời se lạnh, được thưởng thức vị thơm ngọt và bùi của bánh, vị ngọt sâu của mật ong rừng, tôi thấy ngon miệng và ấm lòng lạ thường.

Ở chợ Ý Tý còn có món đặc sản khác như: “Ngó cây thảo quả xào mỡ lợn”. Nghe thì bình thường, nhưng khi ăn, tôi mới cảm nhận được sự tuyệt vời của nó. Đồng bào chọn những ngó cây thảo quả mập, rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng ngang thớ, sau đó cho mỡ lợn vào chảo đun nóng rồi bỏ ngó thảo quả vào, cho thêm gia vị, xào đến khi chín tới thì bày ra đĩa, ăn khi còn nóng. Món ngó thảo quả xào mỡ lợn có vị đặc trưng của thảo quả, giòn và có vị ngọt sâu, rất thơm./.

Khi đi tìm mua hàng, tôi bất chợt thấy gương mặt bẽn lẽn của các thôn nữ. Hỏi mua hàng của một cô gái người Mông, tôi được biết cô ở thôn Ngải Thầu, xã Ý Tý, cách chợ 15 km. Ngó cây thảo quả cô bán ai cũng tranh mua vì rẻ và ngon. Ở hàng bên cạnh, cô gái Dao bán ngô luộc đon đả: “Bắp ngô luộc 2.000 đồng/bắp, anh mua đi!”. Bắp ngô còn nóng, khói bốc nghi ngút, tôi mua liền chục bắp chia cho bạn bè. Mọi người xuýt xoa vì ngô nóng bỏng tay, hạt ngô non mềm và ngọt bởi được trồng ở non cao khí hậu bốn mùa dịu mát, ăn một lại muốn ăn hai.

Những sắc màu thổ cẩm các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì, lúc ẩn lúc hiện trong chợ; phiên chợ đông vui như hội, đồng bào xuống chợ không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để trao duyên. Đó là nét rất riêng của chợ phiên vùng cao Ý Tý.

Rời chợ, ánh mắt cô thôn nữ Hà Nhì bẽn lẽn như mời tôi lần sau trở lại, để lại được mua, được bán và trở thành bạn bè. Chuyến đi để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc về phiên chợ vùng cao với những sắc màu tươi mới./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.