Ấn tượng từ cuộc thi “Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của Nhân dân”

Triển khai từ cuối tháng 7/2021, cuộc thi “Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của Nhân dân” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và tỉnh Quảng Bình tổ chức nhằm kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021).

Với hai hình thức thi, ở hình thức thi trắc nghiệm tương tác trực tuyến, thí sinh tham gia tranh tài từ ngày 30/7 đến 25/8 qua 8 buổi thi, mỗi buổi kéo dài khoảng 50 phút.

Đối với hình thức thi viết, diễn ra từ ngày 25/8 đến 10/12/2021, gồm hai phần: cảm nhận cá nhân về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến lớn lao của Đại tướng với sự nghiệp cách mạng; những kỷ niệm đáng nhớ về Đại tướng; thế hệ trẻ ngày nay noi gương Đại tướng góp sức hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc...Tác phẩm thi viết trải qua các vòng cấp tỉnh, cấp Trung ương để tìm ra 18 tác phẩm xuất sắc nhất.

Hơn 120 nghìn bài thi viết từ các tầng lớp Nhân dân, thiếu nhi trong và ngoài nước tham gia cuộc thi “Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của Nhân dân”  

Qua 4 tháng triển khai, cuộc thi “Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của Nhân dân” đã có được những kết quả ấn tượng: là cuộc thi trực tuyến có gần 500 nghìn người tiếp cận, gần 300 nghìn người tham gia, trên 227 nghìn người bình luận trả lời câu hỏi trong cùng một buổi thi; là cuộc thi có số người theo dõi lớn nhất ở cùng một địa phương trong cùng một buổi thi với 42 nghìn người; là cuộc thi có số lượng người ở nước ngoài theo dõi và tham gia đông nhất: trên 8 nghìn người.

Riêng với hình thức thi viết, Ban Thanh niên Quân đội và Tỉnh đoàn Quảng Bình là 02 đơn vị có số lượng tham gia bài dự thi viết đông đảo nhất. Độ tuổi từ 16 - 40 tham gia dự thi đông đảo nhất, chiếm tỷ lệ trên 60% tổng số bài dự thi; từ 40 tuổi trở lên chiếm gần 20% và từ 15 tuổi trở xuống chiếm gần 20% tổng số thí sinh tham gia. 

Tham gia cuộc thi từ những ngày đầu, Hoàng Văn Dũng, sinh viên Trường Đại học tổng hợp Bộ nội vụ, Liên bang Nga chia sẻ, "Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới đánh giá là 1 trong 10 đại tướng vĩ đại nhất. Cuộc đời, sự nghiệp, tấm gương đạo đức trong sáng của Đại tướng khiến tôi thực sự nể phục. Chính điều này khiến tôi thực sự hứng thú tham gia cuộc thi".

Phan Thị Diệu Vy, Trường THPT Đào Duy Từ, TP Đồng Hới cho biết, Vy cảm thấy rất tự hào khi quê hương Quảng Bình có người con như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khi nhà trường thông tin về cuộc thi, không chỉ Vy mà các bạn trong trường đều hào hứng tham gia.

 Trên 350 bài thi viết xuất sắc của tác giả và nhóm tác giả tham gia vòng thi cấp Trung ương

Sau các vòng chấm ở cấp tỉnh, Hội đồng giám khảo cấp Trung ương đã nhận được trên 350 bài dự thi xuất sắc của tác giả và nhóm tác giả đến từ 67 tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc trong cả nước, trong đó có 15 bài dự thi của thanh niên, sinh viên tại nước ngoài.

Là giám khảo trực tiếp chấm thi, Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đánh giá, các bài dự thi đều thể hiện sự am hiểu về lịch sử, thân thế, sự nghiệp, công lao cống hiến của Đại tướng. Đặc biệt,  thể hiện tình cảm sâu nặng, sự thành kính, ngưỡng mộ, biết ơn và tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn, những cống hiến đặc biệt xuất sắc của Đại tướng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, đất nước, quân đội và Nhân dân ta một cách rất gần gũi, mộc mạc, dung dị.

Các bài dự thi có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đa dạng về nội dung, phong phú về cách thức thể hiện. Quan sát các bài dự thi ở cấp Trung ương cho thấy, hình thức thể hiện cũng rất đa dạng. Nhiều bài dự thi được thể hiện dưới dạng bài phản ánh, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, nghiên cứu, hồi ký, nhật ký, bút ký báo chí, thơ, ca, đồ họa thông tin (infographic)... Nhiều bài viết tay rất công phu, cách trình bày đa dạng, có mô hình, số hóa tài liệu liên quan đến bài viết kèm theo; nhiều bài viết kết hợp giữa cảm nhận cá nhân với sưu tầm tư liệu hình ảnh rất phong phú, đa sắc màu.

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm, Trưởng ban tổ chức Cuộc thi cho biết với 2 hình thức thi trắc nghiệm tương tác trực tuyến và phát động hình thức thi viết, qua 4 tháng triển khai, cùng với những con số nêu trên, cuộc thi đã có những con số rất ấn tượng: hơn 3,6 triệu lượt đoàn viên, thanh niên, nhân dân tham gia tương tác thi tìm hiểu trực tuyến trong đó có nhiều kiều bào ở các nước; hơn 120 nghìn bài thi viết từ các tầng lớp Nhân dân, thiếu nhi trong và ngoài nước... khẳng định là một trong những cuộc thi được triển khai thành công nhất trong các cấp bộ đoàn từ trước tới nay. 

"Những con số này nói lên hai điều. Thứ nhất, phương thức tổ chức rất phù hợp với công tác phòng chống dịch và phù hợp với thị hiếu của người dân, đặc biệt là người trẻ. Thứ hai, quan trọng hơn là thể hiện tình cảm của người dân với Đại tướng,  khích lệ việc học tập tấm gương đạo đức cách mạng của Đại tướng và các bậc tiền bối cách mạng trong tuổi trẻ và các tầng lớp Nhân dân", Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm nói.

Ban Giám khảo cấp Trung ương bao gồm các chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu lịch sử có uy tín đã chấm, thẩm định trong 02 ngày 13 và 14/12 để chọn ra 18 giải thưởng cho hình thức thi viết, trong đó có 03 giải A; 5 giải B; 10 giải C; 02 giải tập thể và một số giải phụ khác.

Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi sẽ diễn ra vào tối 21/12 tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Quảng Bình; đồng thời phát sóng trực tuyến (livestream) trên trang cộng đồng Facebook “Cổng Thông tin điện tử Trung ương Đoàn” và “Ban Tuyên giáo TW Đoàn”; chia sẻ đồng loạt tại các trang cộng đồng của các cấp bộ đoàn.

https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/an-tuong-tu-cuoc-thi-vo-nguyen-giap-dai-tuong-cua-nhan-dan-600247.htm

 

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...