Lễ Cum lẩm của người La Chí

Lễ mừng cơm mới (Cum lẩm) có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sản xuất của người La Chí, được tổ chức để tạ ơn tổ tiên đã giúp đỡ gia đình có vụ mùa bội thu và cầu mong vụ mùa mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
 


Người La Chí thường chọn ngày Dậu đi ngắt lúa.

Người La Chí chọn ngày Tuất để tổ chức lễ cơm mới.Đây là nghi lễ rất quan trọng nên trước ngày tổ chức, người vợ của chủ nhà được ví như “mẹ lúa” sẽ phải dậy rất sớm chuẩn bị gùi, nhíp đi ngắt những bông lúa đầu tiên đồ cơm mới cúng tạ ơn tổ tiên. Việc đi ngắt những bông lúa đầu tiên còn có ý nghĩa rất thiêng liêng, bởi đây còn là nghi lễ “rước” hồn lúa về, với mong muốn cầu cho mùa vụ mới của gia đình sẽ may mắn, thuận lợi.

Khi đi ngắt lúa, “mẹ lúa” kiêng không cho người khác biết, kiêng gặp người lạ, khi đi trên đường nếu gặp người khác cũng không chào, không hỏi, vì họ quan niệm nếu hỏi chuyện, hồn lúa hoảng sợ sẽ đi mất thì năm sau mùa màng của gia đình sẽ không được may mắn. Khi hái bông lúa đầu tiên, “mẹ lúa” nói nhỏ “Hồn gạo, hồn thóc đừng có chạy”, sau đó hái ba bông đầu gói vào một lá chuối theo lý đó là hồn gốc lúa được cất vào trong gùi rồi mới tiếp tục ngắt các bông lúa khác.

Các cum lúa hái về được cất trong kho thóc để tránh trẻ nhỏ trông thấy, sờ vào vì họ sợ sau này khi nấu cơm hay bị sống, sẽ không may mắn cho gia đình. Đến đêm, khi các thành viên trong gia đình đã ngủ say, “mẹ lúa” lấy các cum lúa mới ra sấy trên bếp rồi cho vào cối giã, sàng, sảy thành gạo để sáng sớm hôm sau dậy đồ cơm. Người La Chí chỉ dùng gạo nếp để làm cơm mới cúng tổ tiên.

 

Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng trong lễ Cum lẩm.

Đến ngày Tuất, các gia đình đều mời thầy cúng trong làng đến cúng giúp. Lễ vật dâng trong lễ cơm mới của người La Chí rất đơn giản gồm: Cá, rượu, thịt trâu (miếng da trâu), đặc biệt không thể thiếu được thịt chuột (để cả con). Lễ vật được bày lên mâm gỗ đặt trước bàn thờ tổ tiên để thầy cúng làm lễ. Sau khi đã gọi tổ tiên, hồn lúa về nhà, chủ nhà hoặc con trai của chủ nhà sẽ xin cơm, xin rượu của tổ tiên để mùa vụ năm sau gia đình làm ăn được may mắn hơn. Nghi lễ cúng xong, mọi người cùng nâng chén chúc cho gia đình bước sang mùa vụ mới được may mắn, thuận lợi./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.