Cần gìn giữ nếp nhà sàn truyền thống

Những năm gần đây, nhiều hộ ở các địa phương vùng cao không còn mặn mà với ngôi nhà sàn truyền thống, thay vào đó, họ chuyển sang làm nhà xây kiên cố, hiện đại. Vấn đề này khiến bản sắc dân tộc bị mai một và không còn thu hút khách du lịch đến với bản làng.

Sinh ra và lớn lên trong nếp nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Nùng, nhưng khi xây dựng gia đình, được bố mẹ cho ra ở riêng, anh Lý Thìn Lê, thôn Cốc Phúng, xã Lùng Vai (Mường Khương) lại quyết định dựng ngôi nhà xây kiên cố, mái Thái. Anh Lê bộc bạch: Giờ không lấy gỗ trong rừng được nữa, nếu đi mua gỗ nhập khẩu thì không đủ tiền, vì thế gia đình tôi chỉ bỏ ra khoảng 400 triệu đồng là đã có được ngôi nhà xây kiên cố, rộng hơn 100 mét vuông, đảm bảo sinh hoạt cho gia đình 5 người.

Bình yên bên nếp nhà sàn.

Không chỉ nguyên - vật liệu khan hiếm, đắt đỏ, dựng nhà sàn còn cần có đất rộng từ vài trăm đến hàng nghìn mét vuông, nguyên phần đất nền nhà sàn cũng phải 200 - 300 mét vuông. Trong khi đó, ở các thôn, bản vùng cao, quỹ đất bằng phẳng, thuận lợi để xây dựng nhà sàn ngày càng ít. Anh Thào Sinh, xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cho biết: Gia đình tôi san gạt mãi mới được gần trăm mét vuông đất bằng phẳng, thuận lợi đi lại, chỉ đủ làm ngôi nhà xây cấp 4, nếu dựng nhà sàn thì rất chật và không đẹp.

Được biết, nhà sàn làm bằng gỗ có tuổi thọ cả trăm năm, hơn nữa lại thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Tuy nhiên, việc làm nhà sàn rất tốn tiền bạc, thời gian. Trong khi đó, làm ngôi nhà xây khá đơn giản, nguyên - vật liệu dễ mua, chi phí thấp mà đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện đại như đảm bảo an ninh, khép kín bếp, nhà vệ sinh…

Nhà sàn vốn là nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của người dân vùng cao Tây Bắc nói chung, Lào Cai nói riêng. Vì thế, các cấp, các ngành, các địa phương cần tuyên truyền, vận động và có hỗ trợ để người dân giữ gìn, xây dựng mới những nếp nhà sàn, góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống và thu hút du khách, phát triển du lịch.

https://baolaocai.vn/bai-viet/350303-can-gin-giu--nep-nha-san-truyen-thong

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.