Tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị số 02/CT-BTC nhằm tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

Số liệu thống kê trong 10 tháng đầu năm 2021 cho thấy, dịch Covid 19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp và đã tác động đến nền kinh tế; Công tác quản lý điều hành giá của một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cũng phải chịu áp lực rất lớn, việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu tại một số thời điểm rất khó khăn. Với kết quả chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng đầu năm 2021 ở mức 1,81% cùng với diễn biến mặt bằng giá cơ bản nằm trong kịch bản điều hành giá là những điều kiện thuận lợi và tạo dư địa để kiểm soát lạm phát cả năm 2021 theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, giá một số mặt hàng tiêu dùng không nằm trong danh mục Nhà nước định giá đã và đang tiếp tục gây áp lực đến mặt bằng giá, nhất là vào những tháng còn lại của năm và thời điểm Tết nguyên đán.

Do đó, để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá trong việc kiểm soát lạm phát trong năm và những tháng đầu năm 2022; bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính; Cùng Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), Cục trưởng Cục Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Dự trữ nhà nước khu vực theo chức năng nhiệm vụ chủ động triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ như: (1) Bám sát diễn biến giá cả thị trường, thường xuyên đánh giá, dự báo cụ thể để có biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường phù hợp, nhất là trong thời điểm trước, trong và sau Tết để chủ động kiểm soát ổn định thị trường giá cả; (2) Tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; qua đó, tránh để xảy ra các biến động bất thường ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội; (3) Kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, quyết toán thuế, công tác hoàn thuế; (4) Chủ động sử dụng nguồn dự trữ quốc gia để ứng phó kịp thời các tình huống.

Tại Chỉ thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính giao Cục Quản lý giá chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tổ chức nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả; nhất là đối với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; mặt hàng tư liệu sản xuất quan trọng có giá biến động lớn; tham mưu kịp thời cho Bộ các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp nhằm ổn định mặt bằng giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát. Đẩy mạnh công tác tổng hợp thông tin, phân tích dự báo diễn biến giá cả thị trường, chỉ số giá tiêu dùng; chủ động xây dựng kịch bản điều hành giá trong năm 2022, trong đó tính toán chi tiết tác động các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kinh tế nói chung và lạm phát nói riêng, chú trọng đánh giá các tác động từ tình hình dịch bệnh, thiên tai, bão lũ có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp điều hành phù hợp.

Ngoài ra, Cục Quản lý giá có trách nhiệm đầu mối giúp Bộ tổ chức triển khai Chỉ thị; chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý, điều hành và bình ổn giá thị trường; chủ trì triển khai các đoàn kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện công tác quản lý, bình ổn giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại tại địa phương trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Yêu cầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước kiểm soát chặt chẽ mức giá và các chi phí nhập, chi phí xuất cấp, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý trực tiếp; đề xuất và chỉ đạo kịp thời việc xuất cấp hàng dự trữ quốc gia đối với các địa phương bị thiên tai, bão lũ, dịch bệnh và trong thời gian giáp hạt...

Yêu cầu Tổng Cục Hải quan tập trung lực lượng làm tốt công tác thông quan, giải phóng hàng hóa, không để xảy ra ùn tắc tại các cửa khẩu trong dịp Tết; phối hợp chắt chẽ với các lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới đường bộ và trên biển, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng biển, cảng sông, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn kiểm soát Hải quan; xây dựng và thực hiện các kế hoạch chuyên đề đấu tranh với mặt hàng trọng điểm.

Giao cho Tổng cục Thuế chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế; tăng cường công tác quản lý về hóa đơn nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa hàng nhập lậu, trốn thuế; kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xác minh, xử lý các đối tượng buôn lậu, gian lận liên quan đến công tác quản lý thuế.

Yêu cầu Kho bạc Nhà nước điều hành ngân quỹ đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước các cấp và các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước; quản lý chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được cấp có thẩm quyền giao, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ và quy định của pháp luật hiện hành.

Yêu cầu Ban chỉ đạo 389 Bộ Tài chính tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia.

Giao Thanh tra Tài chính chủ trì thực hiện việc kiểm tra chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán, giá, thuế, phí... theo kế hoạch.

Giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá trên địa bàn; Yêu cầu các đơn vị này chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, cung, cầu và giá cả thị trường trên địa bàn trước, trong và sau Tết, nhất là đối với các mặt hàng tiêu dùng lớn như gạo, thịt lợn, rau củ quả... dịch vụ vận chuyển hành khách, tham quan, lễ hội... và các mặt hàng thiết yếu khác liên quan đến sản xuất để kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật, đề xuất kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quy định; có phương án điều tiết, hỗ trợ lưu thông nguồn hàng hợp lý, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân đặc biệt là tại các địa bàn xảy ra thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, các khu vực có dịch bệnh cần áp dụng biện pháp cách ly, phong tỏa.

Đồng thời, Sở Tài chính và các cơ quan ban, ngành liên quan tổ chức triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; Kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các mặt hàng Nhà nước định giá, nhất là đối với hàng hóa, dịch vụ công ích. Chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan xây dựng hoặc lồng ghép với các chương trình, kế hoạch công tác để đẩy mạnh thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, nhất là đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như giá cước vận tải, nông sản thực phẩm, trông giữ xe... xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, lợi dụng dịp lễ, tết, cao điểm để tăng giá cước vận tải ở mức cao bất hợp lý, các trường hợp đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường, giá cả. Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ.

Ngoài ra, Chỉ thị yêu cầu các cơ quan, tổ chức trung ương đóng tại địa phương có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành tổ chức triển khai công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, yêu cầu các đơn vị sau đẩy mạnh một số nhiệm vụ sau, cụ thể:

Cục Hải quan tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tập trung tại các tuyến và địa bàn trọng điểm thuộc địa bàn quản lý của đơn vị.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội, cứu đói cho dân trong thời gian giáp hạt và dịp Tết cho các vùng bị thiên tai, bão lũ, dịch bệnh...

Cục Thuế chỉ đạo rà soát nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN; Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn việc trốn thuế, nợ đọng thuế và chuyển giá.

Kho bạc Nhà nước tập trung chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước, kiên quyết từ chối thanh toán các trường hợp không đủ điều kiện thanh toán theo quy định của pháp luật.

Quỳnh Hoa

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...