Thúc đẩy hợp tác APEC vì tăng trưởng chung

Kể từ khi thành lập năm 1989 đến nay, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hợp tác ở khu vực. Việt Nam luôn là thành viên chủ động, tích cực và có nhiều đóng góp thiết thực trong quá trình hợp tác, phát triển của APEC.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Cuộc họp không chính thức các nhà Lãnh đạo Kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) về ứng phó với đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế diễn ra theo hình thức trực tuyến tối 16/7. Ảnh: TTXVN

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC đạt nhiều thành tựu thực chất trên cả ba trụ cột hợp tác là tự do hóa thương mại và đầu tư, thuận lợi hóa kinh doanh và hợp tác kinh tế - kỹ thuật. APEC được đánh giá là diễn đàn khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới. Diễn đàn hiện có 21 nền kinh tế thành viên, đại diện khoảng 38% dân số thế giới, đóng góp khoảng 61% GDP và 47% thương mại toàn cầu.

Quá trình mở rộng, phát triển và những thành tựu đạt được của APEC có phần đóng góp không nhỏ của Việt Nam. Chính thức trở thành thành viên của APEC vào năm 1998, trải qua hơn 20 năm, Việt Nam luôn nỗ lực cùng các nền kinh tế thành viên thúc đẩy hợp tác và duy trì vai trò của APEC tại khu vực. Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến của Việt Nam được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới… Những đóng góp của Việt Nam trong công tác điều hành hoạt động của Diễn đàn thông qua các vị trí như Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC, Chủ tịch, Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và Nhóm công tác chủ chốt... được các thành viên đánh giá cao.

Một trong những đóng góp nổi bật của Việt Nam là việc hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC vào năm 2006 và 2017. Trong Năm APEC 2017, Việt Nam đề xuất sáng kiến về xây dựng Tầm nhìn APEC đến năm 2040, nhằm đưa ra định hướng hợp tác trong giai đoạn mới. Với sự thúc đẩy của Việt Nam, cũng như sự ủng hộ của các nền kinh tế thành viên, Tầm nhìn APEC đến năm 2040 đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 27 diễn ra tháng 11/2020.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, chủ nhà APEC 2021 New Zealand đưa ra chủ đề của năm nay là “Cùng phối hợp, Cùng hành động, Cùng tăng trưởng”. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhận định, các hoạt động trong Năm APEC 2021 dù phải tổ chức theo hình thức trực tuyến, song vẫn đạt được những kết quả thiết thực. Nhằm đề ra định hướng hành động trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, các thành viên, trong đó có Việt Nam, đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung “Vượt qua Covid-19 và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế” tại Cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo APEC tháng 7 vừa qua.

Nhằm thúc đẩy các ưu tiên phù hợp với chủ đề của Năm APEC 2021, Việt Nam chủ động đề xuất nhiều giải pháp nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, bảo đảm thị trường xuất nhập khẩu của các nền kinh tế trong khu vực; thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp triển khai các giải pháp kinh tế, tài chính để cùng vượt qua khủng hoảng. Bên cạnh đó, Việt Nam đưa ra các đề xuất nhằm tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, nhất là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, vượt qua giai đoạn khó khăn và nâng cao khả năng thích ứng trong tình hình mới.

Trong ứng phó dịch Covid-19, Việt Nam là một trong những thành viên đi đầu thúc đẩy APEC cam kết chia sẻ vaccine, bảo đảm phân phối và tiếp cận vaccine bình đẳng, hiệu quả với chi phí hợp lý; đồng thời, kêu gọi các thành viên cam kết chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine nhằm mở rộng quy mô sản xuất và cung ứng vaccine, hướng tới miễn dịch cộng đồng.

Bên cạnh nỗ lực ứng phó và phục hồi hậu dịch bệnh, một trong những trọng tâm hợp tác của Năm APEC 2021 là xây dựng và thúc đẩy thông qua Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 tại Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 28. Triển khai tầm nhìn 20 năm tới, Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng các nền kinh tế thành viên nỗ lực xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và thế hệ tương lai.

 
Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...