Syria thực hiện lộ trình tiêu hủy vũ khí hóa học

Ngày 14/10, Tổ chức Cấm vũ khí Hóa học (OPCW) thông báo Công ước Vũ khí hóa học (CWC) đã bắt đầu có hiệu lực với Syria và quốc gia Trung Đông này trở thành thành viên thứ 190 của Công ước.
 
Hiện các thanh sát viên Liên hợp quốc cùng các chuyên gia của OPCW đang có mặt tại Syria để tiến hành liệt kê và từng bước tiêu hủy kho vũ khí hóa học ở nước này theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

OPCW là tổ chức quốc tế có nhiệm vụ thực thi Công ước năm 1992 - 1993 về cấm vũ khí hóa học, có hiệu lực vào năm 1997. Cách đây vài ngày, tổ chức này đã được Viện Hàn lâm Hoàng gia Na Uy trao giải Nobel Hòa bình, một quyết định được cho là nhằm đề cao việc giải trừ vũ khí hóa học ở Syria cũng như trên toàn thế giới.

Tổng Giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu ngày 9/10 cho biết Chính phủ Syria đã hợp tác và có những hỗ trợ mang tính xây dựng trong giai đoạn đầu của chương trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học tại nước này. Kể từ ngày 6/10, các chuyên gia giải trừ quân bị quốc tế đã bắt đầu tiến hành hoạt động tháo dỡ và phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria cùng các thiết bị được sử dụng để sản xuất ra vũ khí hóa học.

Theo đánh giá, nhiệm vụ của nhóm chuyên gia này được cho là rất nặng nề vì theo ước tính Syria hiện có hơn 1.000 tấn vũ khí hóa học đang được cất giữ tại 45 địa điểm nằm rải rác trên khắp đất nước. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên trong lịch sử OPCW, các chuyên gia của tổ chức này phải thực hiện nhiệm vụ tại một quốc gia đang trong tình trạng nội chiến kéo dài.

Một quan chức trong đoàn chuyên gia OPCW-LHQ cho biết, sau 5 ngày có mặt ở Syria, đoàn chuyên gia giải trừ quân bị đã chính thức xúc tiến hoạt động phá hủy các kho vũ khí hóa học và máy móc dùng để chế tạo vũ khí hóa học. Quan chức này cũng cho hay, phía Syria phải chịu trách nhiệm thực hiện việc phá hủy trong khi các thanh tra OPCW sẽ giám sát và xác minh quá trình thực hiện công việc.

Theo nghị quyết của Liên hợp quốc về vấn đề Syria, quá trình tiêu hủy các kho vũ khí hóa học của nước này sẽ phải hoàn thành vào giữa năm 2014. Syria đã có chương trình phát triển các loại vũ khí hóa học từ những năm 1980 và 1990, kho vũ khí hóa học của Syria được cho là nơi cất trữ các loại vũ khí có chứa chất độc thần kinh sarin và tabun.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hôm 6/10, Tổng thống Assad đã nói rằng, Syria đã tạm ngừng sản xuất vũ khí hóa học vào cuối những năm 1990. Như vậy, Syria đã thực hiện đúng các bước trong lộ trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học của mình theo sáng kiến “đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình” do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất hồi tháng 9 vừa qua.

Hệ quả của việc Syria tham gia công ước Công ước CWC là Israel, quốc gia chưa bao giờ thừa nhận mình có vũ khí hóa học và là 1 trong số 7 nước trên thế giới chưa phê chuẩn Công ước, nói rằng họ cũng sẽ tham gia Công ước. Tổng thống Israel Simon Peres khẳng định rằng chính quyền Israel sẽ hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon yêu cầu tất cả các nước ký kết vào Công ước. Đầu tháng này, Bộ trưởng Tình báo Israel Yuval Steinitz nói rằng Israel sẵn sàng thảo luận về vấn đề phê chuẩn Công ước Cấm vũ khí hóa học nếu hòa bình ở Trung Đông có thể đạt được.

Vấn đề vũ khí hóa học tại khu vực Trung Đông đang có những diễn biến thuận lợi là tín hiệu đáng khích lệ cho một thế giới an toàn hơn./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.