Độc đáo hoa văn trên bạc của người Dao đỏ

Đối với người Dao đỏ, bạc và hoa văn trang trí trên bạc rất được ưa chuộng. Sản phẩm sử dụng chủ yếu là trang trí trên áo, mũ, vòng cổ, vòng tay… Hoa văn là những nét đục, chạm khắc trên các loại trang sức bạc, là những họa tiết nhỏ góp phần tô điểm cho trang sức trở nên mềm mại, hài hòa và tôn lên vẻ đẹp, cao quý của người mặc.
Người Dao tự hào về nghề chạm khắc bạc.  Ảnh: TL

Trên các sản phẩm chạm khắc bạc của người Dao đỏ, các nghệ nhân thường sử dụng họa tiết, hoa văn mang dáng dấp của tự nhiên như chiếc nhẫn bạc có chạm khắc họa tiết hình cây dương xỉ, cúc áo có họa tiết hình hoa hẹ, hạt dưa, lá cọ… Họa tiết hoa văn trang trí trên sản phẩm bạc này mô tả hình ảnh gần gũi, gắn bó với cuộc sống hằng ngày của người Dao đỏ.

Đánh bóng sản phẩm bạc.

Mỗi sản phẩm trang sức bạc có họa tiết trang trí khác nhau, phụ thuộc vào mức độ và tính chất vật thiêng quan trọng của đồ bạc. Nếu là vật lễ đính ước hôn nhân, chiếc vòng tay và vòng cổ chạm khắc họa tiết hình con cá với ý nghĩa gắn kết cô dâu và chú rể sống trọn đời hạnh phúc bên nhau. Khuyên tai bạc của phụ nữ chạm khắc hình hoa lá cách điệu cầu kỳ nhằm tôn vẻ đẹp khuôn mặt của người phụ nữ.

Tuy mỗi trang sức bạc đều có họa tiết trang trí khác nhau nhưng đặc điểm chung là góp phần làm nên vẻ đẹp của trang sức. Ngoài ra, có họa tiết in đường thẳng, đoạn thẳng, đường cong ngắn, dài, to, nhỏ, họa tiết hình chữ V, họa tiết hình ô vuông được trang trí đối xứng nhau. Đặc biệt, thợ chạm bạc người Dao đỏ hay sử dụng họa tiết hình chữ V ngắn, nhỏ, xếp liền kề nhau tạo thành những đường cong, đường thẳng ngắn, dài như hình cánh hoa, sống lá…

Một công đoạn trong nghề chế tác bạc.
Bộ sản phẩm trang sức bạc của người Dao đỏ.

Ý nghĩa của những họa tiết này đều bắt nguồn từ tự nhiên, môi trường sống, lao động sản xuất được người Dao đỏ đúc kết phản ánh trong các tín ngưỡng, nghi lễ. Họ cho đó là những họa tiết hoa văn, hình thù quan trọng đối với đời sống nên đưa vào chế tác trên các sản phẩm trang sức bạc.

Như vậy, có thể thấy chạm khắc hoa văn trang trí trên các sản phẩm bạc được người Dao đỏ ưa dùng và bảo tồn, giữ gìn. Các sản phẩm bạc được thợ bạc sáng tạo trang trí các hoa văn mang tính thẩm mĩ, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Đến nay, các sản phẩm trang sức bằng bạc luôn xuất hiện trong các sự kiện trọng đại của mỗi đời người dân tộc Dao đỏ như trong đám cưới, tang lễ...

https://baolaocai.vn/bai-viet/346925-doc-dao-hoa-van-tren-bac-cua-nguoi-dao-do

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.