Bộ Công Thương công bố danh mục mặt hàng, dịch vụ thiết yếu

Ngày 27/7/2021, Bộ Công Thương ra Công văn hỏa tốc số 4481/BCT-TTTN công bố Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Trong công văn này, Bộ Công Thương cũng đề nghị các Sở Công Thương rà soát, tham mưu cho UBND các tỉnh cho phép lưu thông các nhóm hàng hoá này khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

Theo đó, danh mục hàng hoá thiết yếu được phép lưu thông do Bộ Công Thương hướng dẫn gồm 4 nhóm thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ: Nhóm thực phẩm, nhóm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhóm nhiên liệu năng lượng và các mặt hàng khác phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của địa phương.

Cụ thể, nhóm thực phẩm bao gồm các sản phẩm, thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế: Nước uống đóng chai, thực phẩm chức năng, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm…

Các sản phẩm, nhóm sản phẩm, thực phẩm hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: Ngũ cốc, ngũ cốc đã sơ chế; Thịt và các sản phẩm từ thịt như: Thịt tươi, ướp đá, đông lạnh, phụ phẩm ăn được của gia súc, gia cầm, đồ hộp, hun khói hoặc sản phẩm phối chế có chứa thịt như giò, chả, pate…; Thủy sản và sản phẩm thủy sản gồm: Thủy sản tươi sống, sơ chế, sản phẩm chế biến từ thủy sản và phụ phẩm thủy sản làm thực phẩm…

Cùng với đó là các loại rau, củ quả và sản phẩm rau, củ quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; Mật ong và sản phẩm từ mật ong, muối, gia vị... và các nông sản thực phẩm khác như hạt hướng dương, hạt bí, mộc nhĩ, tổ yến…

Một số sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương như: Nước giải khát, sữa chế biến, các loại sữa dạng lỏng, sữa dạng bột, kem sữa, bơ, pho mát và các sản phẩm khác từ sữa chế biến… Cùng với đó là các loại dầu, bột và tinh bột, bánh, mứt kẹo... Dụng cụ vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh cũng thuộc nhóm hàng thiết yếu.

Bên cạnh đó, nhóm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như: sắt, thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi.

Nhóm nhiên liệu, năng lượng bao gồm xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than...

Cũng liên quan tới việc lưu thông hàng hoá trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020, cùng ngày, Bộ Công Thương cũng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ Công Thương, Chính phủ đã quy định danh mục các mặt hàng thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020, nhưng trên thực tế triển khai, mỗi địa phương có cách hiểu và áp dụng khác nhau. Vì thế, đã xảy ra tình trạng một số hàng hoá là nguyên liệu đầu vào sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống người dân nhưng không được lưu thông tại một địa phương hoặc từ địa phương này sang địa phương khác.

Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì liệt kê Danh mục “hàng hóa thiết yếu” được phép lưu thông. Đây là danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh thực tế đã được Bộ Công Thương ban hành từ năm 2014, hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh có điều kiện.

Nếu đề xuất này được thông qua, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần tham chiếu theo Danh mục hàng hóa cấm lưu thông. Các hàng hóa, dịch vụ còn lại không nằm trong danh sách này sẽ được cấp “thẻ xanh” để lưu thông trên địa bàn, địa phương, hoặc từ địa phương này sang địa phương khác.

Quỳnh Hoa

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...