Hành trình xuyên thế kỷ

Ngày 12/7/1907, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh số IV, Lào Cai chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai.

Thành phố Lào Cai hôm nay đã mang diện mạo mới.                  Ảnh: Ngọc Bằng

Theo đó, tỉnh Lào Cai gồm châu Thủy Vỹ, châu Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà, trong đó có 855 làng bản, với 11 dân tộc chủ yếu. Cũng từ đây, địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Để phục vụ chính quốc, thực dân Pháp ra sức bóc lột, vơ vét của cải khiến cuộc sống của người dân Lào Cai chìm trong “đêm trường” nô lệ.

Trong đêm tối, Đảng đã mang ánh sáng cách mạng về gần với Nhân dân địa phương, nhen lên niềm hy vọng cho cuộc đổi đời. Sau cách mạng Tháng Tám (năm 1945), ngày 5/3/1947, Đảng bộ tỉnh Lào Cai được thành lập, lãnh đạo quân và dân Lào Cai kiên gan, bền chí, anh dũng chiến đấu, giải phóng quê hương ngày 1/11/1950. Niềm vui của những tháng ngày tự do mở ra, trở thành động lực to lớn cho phong trào lao động, sản xuất, kiến thiết quê hương. Cùng với sự tăng cường của hàng vạn cán bộ, Nhân dân miền xuôi, Lào Cai bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, cung cấp nhân lực, vật lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Giữa lúc khí thế thi đua, lao động sản xuất diễn ra sôi nổi, rộng khắp, ngày 23/9/1958, Bác Hồ lên thăm, động viên quân và dân Lào Cai. Bác căn dặn Nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải đoàn kết chặt chẽ, tăng gia sản xuất, giữ gìn trật tự, an ninh, thuần phong mỹ tục... Tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ, của Trung ương là nguồn động viên để Nhân dân Lào Cai vượt qua khó khăn, bắt nhịp cùng miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người dân trong tỉnh bước đầu tự đảm bảo cuộc sống của mình, làm hậu phương vững chắc cho đồng bào miền Nam kháng chiến.

Ngày 30/4/1975, miền Nam giải phóng, hai miền thống nhất cùng chung nhịp xây dựng đất nước mạnh giàu. Năm 1976, 3 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, Nhân dân các dân tộc Lào Cai cùng với cả tỉnh tích cực lao động, sản xuất, kiến thiết quê hương. Năm 1979, chiến tranh biên giới xảy ra, thị xã Lào Cai bị san phẳng, hệ thống hạ tầng bị tàn phá nặng nề, biên giới tỉnh Hoàng Liên Sơn lúc này trở thành vành đai trắng.

Năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn với bộn bề khó khăn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp; một bộ phận Nhân dân vẫn sống du canh, du cư, phương thức canh tác lạc hậu; hơn 60% dân số khi đó sống trong cảnh đói nghèo; thất học, bệnh tật là những lực cản lớn cho quá trình phát triển. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X và XI đã đề ra những nhiệm vụ trước mắt, phù hợp với thực tế, yêu cầu phát triển của địa phương, vì thế, những khó khăn bước đầu từng bước được giải quyết.

Hòa vào dòng chảy đất nước đổi mới, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, Nhân dân Lào Cai đã đoàn kết đồng lòng, vượt gian khó, vươn lên gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đối ngoại... Từ nơi vùng cao, biên giới xa xôi, từ trong cùng kiệt, nghèo khó, Lào Cai đã bừng sáng, được cả nước biết đến như một điển hình về sự phát triển, năng động, sáng tạo, nhất là trong những năm gần đây. Lào Cai hôm nay như đang khoác trên mình tấm áo mới, được dệt từ bàn tay, khối óc và sự chung sức của 25 dân tộc anh em.

Nổi bật là tỉnh đã từng bước thay đổi cơ cấu nền kinh tế từ nông, lâm nghiệp là chủ yếu sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Cùng với quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách chiêu thương thông thoáng, thu hút đông các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến dựng nghiệp. Tỉnh cũng đã khai thác hiệu quả các lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa để phát triển du lịch. Cao điểm như năm 2019, toàn tỉnh đón hơn 5 triệu lượt khách và ngày càng khẳng định vị thế “mũi nhọn” của nền kinh tế địa phương. Hoặc trong lĩnh vực nông nghiệp, từ chỗ đủ cung ứng nguồn lương thực xóa đói, Lào Cai đang hướng đến nền nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao. Bình quân giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha canh tác đạt 80 triệu đồng/năm, riêng giá trị từ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 260 triệu đồng/ha. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ, hiện đại. Thành phố Lào Cai đã được công nhận là đô thị loại 2 và đang hướng tới hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại 1 trong tương lai gần; huyện Sa Pa trở thành thị xã và là Khu Du lịch quốc gia. Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động góp phần thúc đẩy giao thương; hoạt động xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai ngày thêm sôi động. Tương lai không xa, khi sân bay Sa Pa được xây dựng sẽ giúp Lào Cai tiếp tục nâng cánh, thực hiện thêm những bước tiến thần kỳ.

Sau 30 năm tái lập gắn với thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, tỉnh Lào Cai đã đạt được những thành tựu vượt bậc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ một tỉnh nghèo đã trở thành tỉnh phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. GRDP bình quân đầu người hiện đạt trên 76 triệu đồng/năm, đứng thứ 2 trong các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ trên 60% những năm đầu tái lập tỉnh xuống còn trên 8% năm 2020.

114 năm hình thành và phát triển là một hành trình dài với biết bao nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Lào Cai. Một giai đoạn đang mở ra với những cơ hội và thách thức mới, Lào Cai đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc; phấn đấu đến năm 2025 tiếp tục là tỉnh phát triển của vùng Trung du, miền núi phía Bắc, năm 2030 trở thành tỉnh khá và năm 2045 là tỉnh phát triển của cả nước. Với nền tảng và chiều sâu văn hóa, sự đoàn kết đồng lòng, sự năng động, sáng tạo, chắc chắn Lào Cai sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra.

Sau cách mạng Tháng Tám (năm 1945), ngày 5/3/1947, Đảng bộ tỉnh Lào Cai được thành lập, lãnh đạo quân và dân Lào Cai kiên gan, bền chí, anh dũng chiến đấu, giải phóng quê hương ngày 1/11/1950. Niềm vui của những tháng ngày tự do mở ra, trở thành động lực to lớn cho phong trào lao động, sản xuất, kiến thiết quê hương. Cùng với sự tăng cường của hàng vạn cán bộ, Nhân dân miền xuôi, Lào Cai bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, cung cấp nhân lực, vật lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Theo Thành Phú/LCĐT

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.