Áp dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt ra nhiệm vụ phát triển KT-XH giai đoạn mới đã đề cập đến thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Qua đó, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững.
Công nghệ luôn là phương thức và công cụ mạnh nhất để xây dựng một xã hội thịnh vượng vượt trội. Ảnh minh họa

Công nghệ luôn là phương thức và công cụ mạnh nhất để xây dựng một xã hội thịnh vượng vượt trội trong mọi thời đại. Trong lịch sử của mình, xã hội loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghệ và đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4.

Với nền tảng và sự nổi trội của mình, có thể nói kỹ thuật số sẽ chinh phục đời sống thế giới vì tính phổ thông trong sử dụng cùng tính lan toả tới mọi lĩnh vực trong xã hội với chi phí ngày càng giảm cho người sử dụng cũng như thúc đẩy đổi mới để tạo ra sản phẩm mới lạ.

Kỹ thuật số giúp thay đổi phương thức sản xuất và giao dịch giữa các thực thể trong nền kinh tế và con người nên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, kinh tế khu vực, từng quốc gia và các địa  phương.

Tác động qua lại giữa áp dụng kỹ thuật số và tăng trưởng kinh tế

Kỹ thuật số theo nghĩa rộng được hiểu là kỹ thuật thông tin truyền thông (ICT) bao gồm các kỹ nghệ hợp thành như: Máy tính điện tử, chương trình phần mềm, internet, băng thông rộng, điện thoại di động ...

Các nghiên cứu về mối tương quan giữa đầu tư phát triển kỹ thuật số với tăng trưởng kinh tế tại Mỹ và các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) giai đoạn 1980-2011 cho thấy cứ tăng 10 điểm phần trăm trong sử dụng điện thoại di động dẫn tới GDP tăng 0,21 điểm phần trăm ở các nước thu nhập cao và tăng 0,4 điểm phần trăm ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Tương tự, hiệu quả sử dụng internet trong sản xuất kinh doanh dẫn đến tăng trưởng GDP ở các nước OECD đang phát triển cao hơn các nước phát triển. Cụ thể trong giai đoạn 1980-2011, cứ tăng 10 điểm phần trăm sử dụng internet trong sản xuất kinh doanh dẫn tới GDP tăng 1,35 điểm phần trăm đối với các nước đang phát triển so với tăng 1,19 điểm phần trăm đối với các nước phát triển. Đặc biệt tăng 10 điểm phần trăm tỷ lệ sử dụng băng thông rộng dẫn tới GDP bình quân đầu người tăng 1,38 điểm phần trăm ở các nước đang phát triển và tăng 1,21 điểm phần trăm ở  các nước phát triển.

Đối với nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp (DN), phát triển và áp dụng kỹ thuật số đem lại một số lợi ích như: Thúc đẩy hoạt động phổ biến và ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sử dụng nguồn lực; giảm chi phí sản xuất, kích cầu tiêu dùng và đầu tư; thúc đẩy thương mại quốc tế, giảm chi phí giao dịch; tạo nền tảng cho các nước đang phát triển bắt kịp các nước phát triển bằng việc nâng cao năng suất theo phương thức “nhảy cóc”; thúc đẩy tiếp cận thị trường; giảm sự mất cân đối thông tin giữa người mua và nhà cung cấp, giảm chi phí môi giới…

Hiện nay, khi đại dịch COVID-19 xuất hiện khiến DN buộc phải nỗ lực thích ứng với công nghệ số. Áp dụng công nghệ số làm cho DN nâng cao khả năng tiếp cận thông tin để vững tin trong việc ra quyết định; nâng cao hiệu quả phối hợp trong sản xuất kinh doanh và cơ hội hoà vào mạng lưới sản xuất kinh doanh trong nước, khu vực và thế giới; giúp DN duy trì mối quan hệ kinh doanh với các đối tác… Điều này sẽ giúp DN không bị gián đoạn trong sản xuất, kinh doanh, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Nỗ lực áp dụng công nghệ số để phát triển

Trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật…), chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, Chính phủ điện tử. Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng chỉ mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số.


Đây vừa là mục tiêu, vừa là thách thức cho công cuộc chuyển đổi số của các DN Việt Nam do việc chuyển đổi số trong các DN nước ta còn rất khiêm tốn.

Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam, hiện cả nước chỉ có khoảng 15% DN đang áp dụng chuyển đổi số và chỉ các DN lớn mới có bộ phận CNTT, còn các DN nhỏ vẫn hạn chế.  Nguyên nhân là do phần lớn các DN có quy mô nhỏ và vừa chưa tham gia nhiều vào quá trình chuyển đổi số vì gặp khó khăn về vốn, nhưng cũng có một phận DN coi đây là câu chuyện của DN lớn do chi phí đầu tư cao, hạ tầng CNTT, nguồn nhân lực chuyển đổi số hạn chế…

Một nguyên nhân khác là các quy định và quy tắc của DN không phù hợp với số hóa; thiếu cam kết, hiểu biết của người lao động và lãnh đạo DN…

Với thực trạng này, việc chuyển đổi số nên triển khai từ những khâu nhỏ nhất. trong đó, đòi hỏi đội ngũ lao động phải có kỹ năng phù hợp. Các DN phải sắp xếp lại quy trình sản xuất; cơ cấu lại tổ chức; đào tạo, sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, hợp lý (một thực tế tại Brazil cho thấy các DN áp dụng kỹ thuật số có được năng suất tăng chỉ sau khi đã minh bạch cơ cấu tổ chức của DN).

Để thực hiện thành công việc minh bạch cơ cấu và sắp xếp lại tổ chức đòi hỏi người lao động phải trách nhiệm, chủ động và tự chủ hơn.

Hiện nay, áp dụng kỹ thuật số cũng giống như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây là xu thế không thể đảo ngược. Công nghệ kỹ thuật số sẽ lan nhanh và mạnh hơn, vì vậy giải pháp duy nhất đúng đó là đưa ra các chính sách thông minh nhằm tối đa hoá lợi ích của công nghệ kỹ thuật số, đồng thời giảm thiểu những bất cập, gián đoạn ngắn hạn không thể tránh khỏi. Cần tập trung vào các chính sách, giải pháp đáp ứng những thay đổi về tổ chức do cuộc cách mạng kỹ thuật số mang đến.

Trong bối cảnh quốc tế thay đổi sâu sắc và toàn diện, trong đó có tác động của đại dịch COVID -19, với tốc độ phát triển rất nhanh của công nghệ số, với thực tiễn tiềm lực kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, để áp dụng công nghệ kỹ thuật số, trước mắt, chúng ta cần nghiên cứu, xây dựng và thực hiện một số giải pháp.

Theo đó, khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển và áp dụng kỹ thuật số; chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; tạo căn cứ pháp lý, nguồn lực tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển và áp dụng kỹ thuật số, đồng thời đào tạo cung cấp lực lượng lao động có chuyên môn, kỹ năng tốt, phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, áp dụng kỹ thuật số của nền kinh tế.

Đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, có cơ chế truy cập, chia sẻ thông tin những cơ sở dữ liệu này cho các đối tượng sử dụng phù hợp. Bên cạnh đó, thiết lập và vận hành đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin thị trường cho các tổ chức kinh tế và người tiêu dùng nhằm giảm bất cập và tác hại do thông tin không đầy đủ gây ra.

Khẩn trương xây dựng nền tảng kỹ thuật số vững mạnh, phù hợp với đặc trưng và cơ cấu kinh tế nước ta, đồng thời bắt nhịp được tiến trình phát triển và áp dụng kỹ thuật số của thế giới. Ở lĩnh vực này cần sự vào cuộc mạnh mẽ của Bộ TT&TT, Bộ KH&CN cùng các tập đoàn viễn thông lớn, tiềm lực mạnh.

Khẩn trương triển khai chương trình truyền thông nhằm phổ biến quan điểm, mục tiêu, các giải pháp thực hiện phát triển và áp dụng kỹ thuật số; đặc biệt phổ biến, đào tạo cho các tổ chức và khu vực doanh nghiệp hiểu rõ những nội dung về phát triển và áp dụng kỹ thuật số ở Việt Nam phù hợp với đặc trưng riêng của từng tổ chức, với khu vực doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp nhằm cung cấp, hỗ trợ tín dụng cho các tổ chức, đặc biệt là khu vực DN thực hiện xây dựng và áp dụng kỹ thuật số trong hoạt động, sản xuất kinh doanh, đồng thời hội nhập tiến trình áp dụng kỹ thuật số trên thế giới.

Trong điều kiện hạn chế về nguồn nhân lực và vật lực, Chính phủ cần xác định ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển trước, tránh đầu tư dàn trải để tạo cơ sở và nền tảng cho phát triển áp dụng công nghệ kỹ thuật số.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác nhằm áp dụng hiệu quả và phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn của nước ta.

TS. Nguyễn Bích Lâm

 (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Ap-dung-cong-nghe-so-nham-thuc-day-tang-truong-kinh-te/427005.vgp

 

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...