Tạo động lực phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Phát triển kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là hợp tác xã (HTX), là một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Ðảng, Nhà nước. Trải qua nhiều giai đoạn, khung khổ pháp lý cho KTTT, HTX từng bước hình thành, khẳng định tư duy mới về mô hình HTX kiểu mới với hạt nhân là "hợp tác" trên nguyên tắc thành viên vừa là sở hữu, đồng thời là khách hàng của HTX.
Giới thiệu quy trình trồng nấm của HTX dịch vụ Linh Phát, tỉnh Nam Định.

Bài 1: "Ðón sóng" công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế số trở thành một trong những xu hướng phát triển tất yếu, để không bị đứng ngoài "cuộc chơi", các HTX cũng từng bước đổi mới, mạnh dạn đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Ðẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp cơ khí Xuân Tiến (xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Ðịnh) được thành lập vào tháng 7-2018, tập hợp các hộ cá thể trong làng nghề, sản xuất tập trung và đáp ứng các đơn hàng lớn. Sản phẩm chủ lực của HTX là sản xuất gia công máy nông nghiệp và phân phối bánh đa nem. Theo chia sẻ của anh Mai Văn Khang - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Xuân Tiến, là địa phương thuần nông, hầu hết các hộ dân nơi đây vẫn có thói quen phơi thóc thủ công cho nên gặp nhiều khó khăn trong bảo đảm chất lượng thóc, nhất là khi thu hoạch có mưa bão liên tục, kéo dài, khiến chất lượng sản phẩm không đồng đều. Ðể khắc phục, HTX đã nghiên cứu, sản xuất lò sấy thóc mi-ni, đáp ứng nhu cầu sấy các mẻ thóc với khối lượng nhỏ, phù hợp nhu cầu sử dụng và "túi" tiền của hộ sản xuất.

Ngoài cung cấp sản phẩm cơ khí, năm 2019, HTX mở rộng và phát triển thêm mảng sản xuất nông nghiệp và chế biến mỳ gạo, bánh đa nem. Mô hình sản xuất bánh đa nem ở địa phương cũng chủ yếu theo hình thức tự phát, tận dụng không gian đường làng, ngõ xóm để phơi bánh và chịu ảnh hưởng của thời tiết, đầu ra không ổn định, chưa xây dựng được thương hiệu. Ðứng trước thực trạng này, HTX buộc phải đưa ra hướng đi mới nhằm mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời giữ gìn nghề truyền thống địa phương, xây dựng thương hiệu mỳ gạo, bánh đa nem Xuân Tiến. Với mức đầu tư gần 2,5 tỷ đồng cho hệ thống nhà xưởng, máy móc, cơ sở sản xuất bánh đa nem, HTX Xuân Tiến đã tiên phong sản xuất theo hướng hiện đại, an toàn vệ sinh thực phẩm và góp phần đưa thương hiệu bánh đa nem Xuân Tiến ra thị trường. Cũng nhờ nhanh nhạy ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, HTX Xuân Tiến dù mới thành lập ba năm nhưng đã mang lại doanh thu lớn và thu nhập ổn định cho thành viên, đạt khoảng năm đến sáu triệu đồng/tháng; lao động làm nghề cơ khí đạt 10 triệu đồng/người/tháng.

Tương tự, nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật, năm 2020, HTX dịch vụ Linh Phát (xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Ðịnh) đã đạt sản lượng 70 tấn nấm tươi/năm, sáu tấn linh chi/năm sấy khô, 200 lít rượu linh chi, tiêu thụ rộng rãi tại các địa phương trên cả nước. Giám đốc HTX dịch vụ Linh Phát Nguyễn Văn Thành cho biết, sản xuất nấm không khó nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao, bản thân anh cũng từng vấp phải nhiều thất bại khi hơn 50 nghìn bịch phôi bị hỏng, vốn liếng cũng theo đó "đổ sông đổ bể". Anh đăng ký lớp học tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nấm (Viện Di truyền nông nghiệp, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và đến nhiều cơ sở, mô hình trồng nấm có tiếng để học hỏi. Từ đó, anh áp dụng những kiến thức đã học vào mô hình của mình. Quy trình sản xuất nấm từ khâu lựa chọn nguyên liệu làm phôi, chọn giống, nguồn nước tưới, thu hoạch, bảo quản,... đều được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nấm không chỉ tăng năng suất và sản lượng nấm mà còn thu hút thêm các thành viên tham gia HTX. Tính đến cuối năm 2020, tổng số thành viên của HTX là 25 thành viên, giải quyết việc làm cho 45 lao động với mức thu nhập 7,7 triệu đồng/người. Doanh thu HTX cũng liên tục tăng, năm 2018 đạt 4,1 tỷ đồng, năm 2019 đạt 5,7 tỷ đồng. Và hiện HTX cũng đang có kế hoạch hợp tác với Viện Di truyền nông nghiệp xây dựng phòng thí nghiệm, khu nuôi cấy phôi tại xã Hải Chính để có thể nhân rộng các cá thể nấm tốt, bán giống và lan tỏa mô hình kinh tế cho người dân các tỉnh lân cận.

Nâng giá trị theo chuỗi

Cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, các HTX còn phải quan tâm tới việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhất là trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Nằm giữa vùng quế huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái), HTX quế hồi Việt Nam được thành lập tháng 4-2017 với 22 thành viên, tạo việc làm ổn định cho hơn 100 công nhân và hơn 200 lao động thời vụ. Với chiến lược phát triển chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu, HTX đã góp phần tạo bước chuyển biến lớn trong phát triển cây quế theo hướng hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, HTX hướng dẫn người dân sản xuất hữu cơ; quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch đều tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ vậy, giá trị cây quế, hồi tăng lên gấp hai lần, từ 40 triệu đồng lên 80 đến 100 triệu đồng/ha/năm. Hiện hơn 500 ha quế, hồi hữu cơ chất lượng cao của HTX đạt chứng nhận quốc tế về an toàn thực phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), đang cung cấp cho các thị trường lớn là EU, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản... Theo Giám đốc HTX Nguyễn Quế Anh, thị trường quốc tế hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn đánh giá cao tác động xã hội của sản phẩm và doanh nghiệp mang lại. Ngay từ khi thành lập, HTX đã luôn tính toán để người dân được hưởng lợi nhất, do đó, HTX đã hướng dẫn bà con nông dân vùng cao cách gia tăng giá trị rừng, sản xuất hữu cơ để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, HTX ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con với giá cao hơn giá thị trường từ 5 đến 10%.

Cũng phát triển gắn với chuỗi giá trị, hiệu quả hoạt động của HTX nuôi trồng thủy sản Trầm Lộng (xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) nhiều năm qua đã từng bước được khẳng định. Theo chia sẻ của Giám đốc Lê Xuân Hữu, HTX Trầm Lộng được thành lập nhằm liên kết các hộ nuôi trồng trong khu vực, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, giảm chi phí sản xuất và phát triển kinh tế địa phương theo chuỗi giá trị. Với nhiều năm kinh nghiệm, các thành viên HTX luôn tự tin về kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc thủy sản cho chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ðồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp HTX nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh thực phẩm và giảm ô nhiễm môi trường. "Nhưng để phát triển HTX theo hướng chuỗi giá trị, chúng tôi kiến nghị cơ quan nhà nước, nhất là Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX TP Hà Nội có các chính sách hỗ trợ HTX xây dựng tiêu chuẩn VietGAP, đầu tư khu sơ chế cá, kho lạnh bảo quản,... để sản phẩm có thể "bước chân" vào các siêu thị, bếp ăn lớn trên cả nước" - ông Lê Xuân Hữu phân tích. Hiện nay, HTX nắm vững quy trình nuôi trồng từ sản xuất con giống, nuôi cá thương phẩm, cung cấp cho thương lái. Tuy nhiên, do kênh tiêu thụ chủ yếu là tư thương nên giá cả bấp bênh, thiếu ổn định.

Từ những kinh nghiệm của các HTX, có thể thấy mô hình tổ chức KTTT ứng dụng công nghệ cao, có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững đang trở thành phương thức hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, đây sẽ vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức, buộc khu vực KTTT, HTX phải năng động, sáng tạo hơn nhằm nắm bắt thông tin, tiếp cận khoa học, công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, phù hợp với thực tế của nước ta.

Theo nhandan.com.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...