Người giữ nghề đan mâm ở Y Tý

Vừa cần mẫn giữ nghề đan mâm truyền thống của người Hà Nhì, ông Ly Hờ Suy ở thôn Choản Thèn, xã Y Tý (huyện Bát Xát) vừa đau đáu một nỗi niềm khi lớp trẻ lớn lên và trưởng thành không mấy mặn mà với nghề đan lát của cha ông mình.
Ông Ly Hờ Suy đang hoàn thiện chiếc mâm đan truyền thống của người Hà Nhì.

Mời chúng tôi vào gian bếp đỏ lửa ấm áp, tự tay pha trà mời khách, ông Ly Hờ Suy chậm rãi kể: Lớn lên bên chiếc mâm mây của bố mẹ, từ nhỏ tôi thường theo ông nội, theo bố vào rừng lấy cây mai, cây mây, cây trúc, cây giang về vót nan đan mâm. Sau này, tôi được ông nội và bố dạy vót nan, dạy đan, uốn khung đan mâm truyền thống và giữ nghề cho đến tận bây giờ…
Nói rồi, ông Ly Hờ Suy chỉ tay lên gác có chiếc mâm của gia đình đã đen bóng màu bồ hóng giới thiệu: Mâm sau khi đan xong không dùng ngay mà phải đem hong trên gác bếp để bồ hóng sơn một lớp sơn tự nhiên cho lên màu theo thời gian. Làm như vậy, mâm sẽ bóng, đẹp hơn có độ bền hơn.

Ở chiếc mâm là cả kho tàng về tri thức bản địa từ lâu đời truyền lại hàng trăm năm, về kỹ thuật đan lát tinh xảo, cầu kỳ, nhiều công đoạn, đầu tiên là vào rừng lựa chọn nguyên liệu. Ông Ly Hờ Suy bảo, giờ phải đi vào tận rừng rất xa mới lấy được nguyên liệu như ý về làm bởi cây mai, cây mây rừng ít dần đi, có khi phải đi cả ngày mới lấy được… Có khách đặt mua mâm, nếu không lấy đủ nguyên liệu trong rừng, chúng tôi phải đặt mua nguyên liệu từ các tỉnh khác về làm mâm.

Để đan hoàn chỉnh một chiếc mâm mây, người Hà Nhì phải mất cả chục ngày công. Thường thì người Hà Nhì dùng trúc, mây làm bờ mâm; dùng trúc đan chân đế của mâm; dùng cây mai đan mặt mâm. Mặt mâm phải đan 3 lớp mới thành. Người Hà Nhì đan rời từng bộ phận, sau đó ghép thành mâm…

Với người Hà Nhì, chiếc mâm mây không chỉ đơn giản là vật dụng hằng ngày trong gia đình, mà còn là vật dụng để đồ lễ cúng tế trong những nghi lễ truyền thống như lễ hội “Khô già già”, nghi lễ tết “Ga tho tho”, tết “Gạ ma do” và những nghi lễ truyền thống khác. Nhờ vẻ đẹp độc đáo, nhiều người đặt hàng ông Ly Hờ Suy đan mâm mây để dùng. Ông Ly Hờ Suy cho biết thêm: Mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất cho sự viên mãn, sự sum vầy, đoàn tụ của gia đình cũng như của bản làng…

http://baolaocai.vn/bai-viet/10895/nguoi-giu-nghe-dan-mam-o-y-ty

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.