Nỗ lực nhiều hơn nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em vào năm 2015

Dựa trên những kết quả đã đạt được về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, Liên hợp quốc một lần nữa đã kêu gọi quốc tế cần nỗ lực hơn nữa để có thể đạt được mục tiêu giảm 2/3 số trẻ tử vong vào năm 2015.



Để đạt được mục tiêu giảm 2/3 số trẻ tử vong vào năm 2015,
t
hế giới cần phải thúc đẩy nỗ lực nhiều hơn nữa. (Ảnh: UN)

Số liệu của Liên hợp quốc ngày 13/9 cho biết, những nỗ lực toàn cầu trong hai thập kỷ qua đã giúp cứu sống được khoảng 90 triệu trẻ em trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thế giới cũng cần nỗ lực rất nhiều để có thể đạt được mục tiêu giảm 2/3 số trẻ tử vong vào năm 2015.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), mặc dù mục tiêu đặt ra là giảm 2/3 số trẻ tử vong vào năm 2015, nhưng nếu những nỗ lực quốc tế không được thúc đẩy thì phải tới năm 2018, thế giới mới đạt được mục tiêu này.

"Báo cáo tiến độ 2013 về cam kết giảm tỷ lệ tử vong trẻ em” cho biết, năm 2012, số trẻ tử vong đã giảm xuống còn 6,6 triệu so với con số 12,6 triệu của năm 1990. Việc giảm mạnh được tỷ lệ tử vong này là nhờ các biện pháp chữa trị hiệu quả và chi phí thấp hơn cùng với những cải thiện về dinh dưỡng, giáo dục cho các bà mẹ; đồng thời, nhờ những đổi mới trong việc đưa các dịch vụ thiết yếu cho người nghèo và cam kết chính trị bền vững.

Một số quốc gia nghèo nhất thế giới đã có được những kết quả mạnh mẽ nhất trong việc cứu sống trẻ em kể từ năm 1990. Theo các số liệu đưa ra trong báo cáo, các quốc gia có tỷ lệ tử vong cao và mức thu nhập thấp như: Bangladesh, Ethiopia, Liberia, Malawi, Nepal, Timor Leste và Tanzania đã giảm được 2/3 số trẻ dưới 5 tuổi tử vong kể từ năm 1990. Đông Á và châu Á Thái Bình Dương dẫn đầu danh sách về giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Kể từ năm 1990, khu vực này đã giảm được 60% tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Trái lại, tại khu vực Trung và Tây Phi tỷ lệ giảm tử vong trẻ em chỉ là 39%.

Báo cáo của UNICEF cũng chỉ ra rằng, bệnh viêm phổi, tiêu chảy và sốt rét vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của khoảng 6000 trẻ dưới 5 tuổi mỗi ngày. Suy dinh dưỡng cũng góp phần gây ra khoảng một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong.

Năm 2012, Chính phủ các nước: Ethiopia, Ấn Độ và Mỹ cùng với UNICEF đã khởi động sáng kiến “Cam kết giảm tỷ lệ tử vong trẻ em: Nỗ lực cần được thúc đẩy”. Sáng kiến là nỗ lực toàn cầu thúc đẩy việc ngăn chặn trẻ bị chết bởi các bệnh có thể phòng ngừa được và khoảng 176 Chính phủ các nước đã đăng ký tham gia sáng kiến này./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.