Thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông sản Việt

Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 20 – AgroViet 2020 sẽ diễn ra từ 3 đến 6/12 tại Khu Hội chợ Triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Đồng thời, trong khuôn khổ Hội chợ sẽ diễn ra “Tuần hàng giới thiệu sản phẩm cam và OCOP Hà Giang” 2020.

Đây là thông tin được chia sẻ tại buổi họp báo sáng 23/11 do Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang tổ chức.

 Họp báo giới thiệu diễn ra ngày 23/11 tại  Hà Nội (Ảnh: HNV)

Chia sẻ về Hội chợ AgroViet 2020, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp thông tin, đây là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành NN&PTNT. Trong bối cảnh năm 2020, xuất khẩu nông lâm thủy sản gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 20 – AgroViet 2020 được tổ chức nhằm giới thiệu thành tựu ngành nông nghiệp thời kỳ hội nhập quốc tế và chặng đường 20 năm AgroViet; thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông lâm thủy sản tại thị trường nội địa gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trước tình hình của dịch COVID-19 hiện nay.

Hội chợ còn là cơ hội để các tỉnh, thành phố trong cả nước có điều kiện quảng bá, giới thiệu về tiềm năng và năng lực của mình trong lĩnh vực nông nghiệp, xúc tiến thu hút đầu tư phát triển ngành nông nghiệp của địa phương; Tiếp cận và phát triển sản xuất nông nghiệp 4.0 tạo giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ hợp tác, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, tạo cơ hội để các tỉnh thành phố trong cả nước có điều kiện quảng bá, giới thiệu tiềm năng và khai thác thị trường nội địa.

Theo ông Đoàn Trần Nhân, Trưởng phòng Hội chợ Triển lãm: AgroViet20 có quy mô 200 gian hàng của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; máy móc thiết bị phục vụ chế biến nông sản; hàng thủ công mỹ nghệ; giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp. Tính đến nay, đã có trên 30 tỉnh, thành phố trong cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn, Tiền Giang, Đồng Nai… trưng bày quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản chủ lực của các địa phương, các sản phẩm OCOP được chấm sao, các lĩnh vực thu hút đầu tư nông nghiệp…

Cũng tại họp báo, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Giang Trần Việt Thế đã thông tin chi tiết về tuần hàng của tỉnh trong khuôn khổ AgroViet20. Theo đó, tỉnh Hà Giang mong muốn quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam và các sản phẩm OCOP của tỉnh đến với người dân thủ đô và du khách. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa sản xuất được người tiêu dùng,các đơn vị phân phối biết đến, ưu tiên lựa chọn, từng bước chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường nội địa. Song song là tạo cơ hội cho các đơn vị, doanh nghiệp đầu mối, kinh doanh nông sản, gặp gỡ giao lưu, kết nối tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng tiêu thụ.

Ông Trần Việt Thế cho biết, các sản phẩm tiêu biểu giới thiệu tại tuần hàng gồm: cam sành, chè, hồng không hạt, trồng cỏ chăn nuôi bò vàng và trồng cây dược liệu… “Hiện, toàn tỉnh hiện có: 07 sản phẩm đã được cấp chỉ dẫn địa lý, 82 sản phẩm đạt 3 sao, 36 sản phẩm đạt 04 sao và 02 sản phẩm đạt 5 sao như: Chè Shan tuyết Hà Giang; Mật ong bạc hà Mèo Vạc; Cam sành, cam vàng Hà Giang” – ông Thế thông tin thêm.

 Sản phẩm cam vàng Hà Giang có mã số mã vạch (Ảnh: HNV)

Phó Giám đốc Sở Công Thương Trần Việt Thế nhấn mạnh: Tới đây, Hà Giang tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, quan điểm, mục tiêu của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển sản phẩm nông nghiệp tập trung, nâng cao chất lượng, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm, khai thác tốt lợi thế của tỉnh. Đồng thời, duy trì phát triển các vùng nguyên liệu ổn định; lựa chọn những vùng có diện tích đảm bảo để xây dựng, phát triển vùng sản xuất tập trung, chất lượng cao; Tuyên truyền, hướng dẫn về quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ… Chú trọng công tác đánh giá, cấp giấy chứng nhận cho các đơn vị để đảm bảo sản phẩm có chất lượng, an toàn tham gia vào chuỗi cung ứng. Đặc biệt, giảm các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hỗ trợ liên kết thành các cơ sở chế biến tập trung. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ chế biến tinh, sâu; Chuyển giao dây chuyền, thiết bị máy thu hoạch, sấy, đóng gói. Xúc tiến đầu tư các nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực: chế biến chè, cam, dược liệu... đảm bảo đủ năng lực chế biến sâu, sản xuất ra được các sản phẩm có chất lượng, giá trị cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cũng như khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế chuyển giao, ứng dụng công nghệ phục vụ thay thế, nâng cấp, đổi mới công nghệ và thiết bị ở các cơ sở chế biến nông sản.

“Khu trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm cam cùng các sản phẩm OCOP Hà Giang lần này sẽ được triển khai lồng ghép với xúc tiến du lịch và giới thiệu các giá trị văn hóa độc đáo của Hà Giang. Bên cạnh việc trưng bày, quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản tiêu biểu, sẽ triển khai giới thiệu về các sản phẩm văn hóa - du lịch, trình diễn các mô hình, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật giới thiệu các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, điểm đến du lịch tỉnh Hà Giang” – ông Thế cho biết thêm./.

https://dangcongsan.vn/kinh-te/thuc-day-tieu-thu-cac-san-pham-nong-san-viet-568421.html

 

Theo Hà Anh/nhandan.com.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...