Phát triển làng nghề gắn kết với du lịch

Lào Cai nổi tiếng bởi các địa danh du lịch như Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Mường Khương. Nơi đây còn được du khách biết đến bởi các làng nghề truyền thống: Dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, rèn đúc, nấu rượu,… mang đậm bản sắc dân tộc.
 
Ở Lào Cai, hệ thống làng nghề khá phong phú và đa dạng về các sản phẩm rất thích hợp để khai thác và phát triển du lịch. Nhiều nghề và làng nghề đang dần được hồi sinh, phát triển khi gắn với phát triển du lịch, tạo nguồn sản phẩm phong phú và đa dạng để phục vụ du khách. Khách du lịch đến làng nghề không chỉ mua sắm, xem các nghệ nhân làm ra sản phẩm mà còn mong muốn tìm hiểu những giá trị phi vật thể tồn tại hàng nghìn năm. Ðây cũng là hướng đi mới để triển khai lồng ghép các tua, tuyến du lịch gắn với các làng nghề để tạo ra dòng sản phẩm gắn với cộng đồng.
 

 
Thiếu nữ Dao đỏ Sa Pa thêu thổ cẩm. (Ảnh: Hà Thắng)

Nghề thêu dệt thổ cẩm tại Lào Cai có xu hướng phát triển mạnh, phục vụ nhu cầu trong gia đình và khách du lịch. Ước tính, hằng năm trên địa bàn toàn tỉnh có hàng vạn mét vải thổ cẩm được sản xuất và tiêu thụ. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Sa Pa có 11 làng nghề thêu, dệt thổ cẩm thuộc các xã Tả Phìn, San Sả Hồ, Sa Pả với khoảng 1.050 hộ tham gia tập trung và một số tổ hợp của Hội phụ nữ huyện, mỗi năm xuất khẩu từ 32.000 – 35.000 mét vải.

Các làng nghề truyền thống ở Lào Cai còn được biết đến bởi các sản phẩm: Rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố được nhân dân thôn San Lùng (Bát Xát) và thôn Bản Phố (Bắc Hà) sản xuất theo những bí quyết lâu đời. Rượu nổi tiếng trong nước được khách du lịch tin dùng. Thực tế cho thấy, du khách không chỉ muốn đến tận làng nghề tham quan, tìm hiểu về vị tổ nghề hoặc danh nhân văn hóa mà còn muốn tận tay tham gia vào quá trình sản xuất để khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm.

Hiện nay, các làng nghề đã hình thành các tổ sản xuất có thương hiệu. Tại Sa Pa có tổ sản xuất thổ cẩm của người Mông tại Cát Cát, Ý Lình Hồ, Hầu Thào,…; câu lạc bộ dệt thổ cẩm, thuốc tắm đặc trưng từ lá rừng của dân tộc Dao; làng nghề của các sản phẩm của nghề rèn đúc, dệt vải lanh của người Mông tại Cát Cát. Các huyện Văn Bàn, Bắc Hà, Mường Khương… cũng đã hình thành nhiều làng nghề thêu, dệt thổ cẩm, thu hút hàng nghìn lao động nhàn rỗi.

Các làng nghề của Lào Cai đã gắn với các điểm du lịch và thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao mức sống của nhiều hộ gia đình thông qua kinh doanh nhà nghỉ, bán hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm… Làng Tả Van Giáy, Lý Lao Chải, Bản Dền, Sả Séng (Sa Pa) tỷ lệ hộ đói nghèo giảm khá nhanh nhờ du lịch.

Ðể bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển các nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Năm 2008, nghề rèn đúc tại thôn Bản Phố I, xã Bản Phố (Bắc Hà) được tổ chức bảo tồn. Trong khuôn khổ Dự án “Đầu tư bảo tồn làng truyền thống dân tộc Mông” làng Cát Cát, xã San Sả Hồ (Sa Pa), 4 nghề thủ công truyền thống: Dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, rèn đúc, nghề mộc, đan lát mây - tre - rơm được bảo tồn, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội lớn cho sự phát triển của địa phương và vùng du lịch.

Những sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các làng nghề là một trong những nét văn hóa góp phần sáng tạo nên những di sản cả về phương diện vật thể và phi vật thể. Nhiều làng nghề đã tạo thương hiệu trên thị trường, với sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương mà còn trở thành hàng hóa được người tiêu dùng ưu chuộng.

Mỗi khi đến với Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương khách du lịch không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh làng quê thanh bình, mà còn được tham quan nơi sản xuất, thậm chí có thể trực tiếp cùng tham gia làm ra sản phẩm và không quên mua cho mình những sản phẩm thổ cẩm, đồ trang sức, rượu…để làm quà. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề Lào Cai./.
Minh Phượng

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.