Huy động nguồn lực đầu tư phát triển - Bài cuối: Tập trung nguồn lực đầu tư toàn diện

Gần 171 nghìn tỷ đồng huy động đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 được tỉnh phân bổ đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương đã góp phần vào những thành tựu chung quan trọng của tỉnh như tăng trưởng duy trì ở mức cao, đưa Lào Cai trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế vùng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, sản xuất nông nghiệp phát triển và bước đầu chuyển sang sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất lương thực liên tục được mùa, cùng với đó là lợi thế về cửa khẩu, công nghiệp, dịch vụ, du lịch được khai thác hiệu quả đã và đang tạo bước phát triển mạnh mẽ cho Lào Cai.
Phân bổ nguồn lực đầu tư toàn diện các lĩnh vực quan trọng của tỉnh.

Sa Pa là một trong những địa phương có bước chuyển mạnh mẽ trong giai đoạn 2016 - 2020. Từ một thị trấn du lịch đã trở thành thị xã sầm uất và được công nhận là Khu du lịch quốc gia. Một số dự án lớn được đầu tư trên địa bàn thị xã như: Quần thể công trình du lịch văn hóa, dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan; đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa; các khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái. Triển khai thực hiện Đề án số 5 về huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020, Sa Pa cũng đã triển khai dự án mang tính đặc thù tại địa phương với sự vào cuộc của các cấp, các ngành trên địa bàn và sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp. Từ đó tạo ra những thay đổi nhất định trong hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng phục vụ du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương. Trong 5 năm, Sa Pa đã huy động được gần 52 nghìn tỷ đồng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, nguồn vốn ngân sách đạt hơn 6,8 nghìn tỷ đồng, hơn 33,4 nghìn tỷ đồng nguồn vốn ngoài ngân sách, còn lại là vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn huy động từ các quỹ của địa phương.

Ông Phan Nho Truyền, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Sa Pa cho biết: Sau 5 năm thực hiện Đề án số 5, kinh tế - xã hội địa phương đã đạt được thành tựu quan trọng. Các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn bắt đầu được triển khai, một số dự án được đưa vào khai thác, sử dụng đã tạo việc làm cho người dân địa phương.

Cùng với Sa Pa, thành phố Lào Cai cũng là một trong những địa phương có tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh nhất tỉnh. Với vị trí địa kinh tế, địa chính trị quan trọng, thành phố Lào Cai luôn được tỉnh ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, thành phố Lào Cai trở thành địa phương trọng điểm của tỉnh về phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng gắn với xây dựng cụm đô thị phát triển bền vững. Trên địa bàn thành phố đã hình thành 3 cụm công nghiệp tập trung, đời sống của người dân được nâng lên, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được tăng cường đáp ứng nhu cầu phát triển.

Trong khi đó, Si Ma Cai là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh. Đây là địa phương được hưởng lợi từ các nguồn lực đầu tư để phát triển toàn diện kết cấu hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, văn hóa. Theo ông Nguyễn Trung Dũng, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch Si Ma Cai, giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã được đầu tư hơn 776 tỷ đồng cho tất cả các lĩnh vực. Kết quả là hiện nay 100% đường liên xã, liên thôn đã được cứng hóa, 100% thôn có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 88%, qua đó góp phần đưa 6 xã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới. Nhiều công trình hoàn thiện đưa vào khai thác hiệu quả đã tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể khẳng định, từ Đề án số 5, tỉnh đã tập trung nguồn lực đầu tư một cách toàn diện cho tất cả các ngành, các lĩnh vực. Cụ thể, trong giai đoạn này, Lào Cai đã chi hơn 9,7 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư cho vùng cao, vùng nông thôn. Phát triển đô thị đạt được nhiều kết quả với 9 đô thị, gồm: 1 đô thị loại II (thành phố Lào Cai), 1 đô thị loại IV (thị xã Sa Pa), 7 đô thị loại V và tương đương. Tỷ lệ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa tỉnh Lào Cai đứng tốp đầu trong các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Lào Cai tiếp tục đầu tư xây dựng khu hành chính mới Lào Cai - Cam Đường, xây dựng thành phố Lào Cai thành đô thị loại I và đầu tư phát triển đô thị du lịch thị xã Sa Pa.

Cũng trong giai đoạn này, mạng lưới giao thông kết nối phát triển vùng được triển khai với việc hoàn thành nhiều tuyến giao thông huyết mạch kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa các khu vực như: dự án đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa, dự án đường tránh Quốc lộ 4D đoạn qua thị trấn Sa Pa; dự án đường Quý Xa (huyện Văn Bàn) - Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng); xây dựng tuyến đường D1 thuộc dự án phát triển đô thị loại vừa - Tiểu dự án thành phố Lào Cai; xây dựng tuyến đường kết nối Phố Mới (thành phố Lào Cai) với huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái); gấp rút chuẩn bị các điều kiện triển khai xây dựng Cảng Hàng không Sa Pa. Song song với đó, hàng nghìn tỷ đồng được đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu và phát triển hạ tầng du lịch.

Không chỉ tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế, Lào Cai còn chú trọng đến phát triển kết cấu hạ tầng, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã cân đối hơn 1.000 tỷ đồng đầu tư  cơ sở vật chất cho các trường học trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và các chương trình mục tiêu y tế, ngân sách địa phương đã đầu tư cho lĩnh vực y tế là hơn 800 tỷ đồng và hơn 700 tỷ đồng đầu tư cho phát triển hạ tầng, các thiết chế văn hóa.

Tổng kết thành công của Đề án số 5, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: 5 năm triển khai Đề án số 5 về huy động nguồn lực để phát triển địa phương giai đoạn 2016 - 2020, Lào Cai đã rút ra được một số kinh nghiệm lớn góp phần thành công trong thực hiện đề án. Đó là vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh thực sự là nhân tố quyết định, bảo đảm cho Lào Cai phát triển không ngừng. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ luôn đặt vị trí, vai trò của Lào Cai trong mối quan hệ khu vực và quốc gia trong quá trình phát triển, do đó đã góp phần thu hút nguồn lực đầu tư vào tỉnh. Minh chứng cho sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thể hiện trong việc chỉ đạo xây dựng và ban hành 4 chương trình công tác, 19 đề án trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV song song với việc chuẩn bị đại hội, đảm bảo khi đại hội Đảng bộ tỉnh thành công là triển khai thực hiện, trong đó có Đề án số 5. Bên cạnh đó, tỉnh đã phát huy các tiềm năng, thế mạnh và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong đó tập trung nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên đầu tư, phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch. Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trong tất các các ngành, lĩnh vực góp phần tạo ra dư địa lớn thu hút đầu tư. Cải cách thủ tục hành chính cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của Đề án số 5. Cùng với đó, Lào Cai đã thực hiện nhiều giải pháp để huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Công tác hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế nhằm huy động vốn đầu tư cũng được đẩy mạnh, đặc biệt là công tác xúc tiến đầu tư. Tỉnh đạt được nhiều cam kết, thỏa thuận trong hỗ trợ vốn ODA từ các nhà tài trợ.

http://baolaocai.vn/kinh-te/bai-cuoi-tap-trung-nguon-luc-dau-tu-toan-dien-z3n20201008140627017.htm

Theo Vân Thảo/LCĐT

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.