Việt Nam tăng 5 bậc năng lực cạnh tranh toàn cầu

Việt Nam tăng 5 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2013-2014 theo xếp hạng vừa công bố của Diễn đàn Kinh tế thế giới.
Hôm nay 4/9, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2013 - 2014, theo đó, Thụy Sỹ và Singapore tiếp tục là 2 nền kinh tế cạnh tranh nhất trong số 148 nền kinh tế trên thế giới. Mỹ đứng ở vị trí thứ 5 sau Đức. Có 2 nền kinh tế châu Á lọt vào top 10 là Hong Kong (thứ 7) và Nhật Bản (thứ 9).

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 70, tăng 5 hạng so với vị trí 75 vào năm ngoái.

Theo WEF, việc tăng hạng này chủ yếu nhờ những cải thiện của Việt Nam về môi trường kinh tế vĩ mô (xếp thứ 87, tăng 19 bậc) khi lạm phát trở về mức một con số trong năm 2012, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng cũng được cải thiện (xếp thứ 82, tăng 13 bậc).

Ngoài ra, Việt Nam cũng có bước tiến về hiệu quả thị trường hàng hóa (xếp thứ 74, tăng 17 bậc) nhờ giảm các rào cản thương mại và thuế quan.

Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh nêu trên, kinh tế Việt Nam vẫn còn một số hạn chế. Trong tất cả thứ hạng đánh giá 12 tiêu chí với kinh tế, ngoài tiêu chí quy mô thị trường (xếp thứ 36) thì các tiêu chí khác của Việt Nam đều trên 57.

Đặc biệt, trong khi một số tiêu chí được tăng thứ hạng thì số khác lại giảm ví dụ như hiệu quả thị trường lao động (xếp thứ 56, giảm 5 bậc), sự phát triển của thị trường tài chính (xếp thứ 93, giảm 5 bậc), mức độ sẵn sàng về công nghệ (thứ 102, giảm 4 bậc) bởi doanh nghiệp Việt Nam vẫn chậm ứng dụng công nghệ mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...