Vải thiều Việt Nam sẵn sàng chinh phục thị trường Nhật Bản

Sau thời gian chuẩn bị, đến thời điểm này, quả vải thiều của Bắc Giang, Hải Dương đã sẵn sàng cho việc lần đầu tiên “đặt chân” vào thị trường Nhật Bản, thị trường khó tính hàng đầu thế giới.
 
Vải thiều Bắc Giang đang tiêu thụ thuận lợi. Ảnh: Báo Bắc Giang

Qua 5 năm đàm phán, vào cuối năm 2019, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã đồng ý nhập khẩu vải thiều tươi của Việt Nam vào thị trường nước này, bắt đầu từ vụ vải 2020.

Ngay sau khi nhận được thông tin này, từ cuối tháng 12/2019, tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã tích cực chuẩn bị vùng nguyên liệu cho việc sản xuất quả vải xuất khẩu.

Theo đó, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) chọn và đề nghị phía Nhật Bản chấp thuận 19 mã số vùng trồng với diện tích 103 ha ở huyện Yên Thế và Lục Ngạn. Trong khi đó, huyện Thanh Hà (Hải Dương) cũng được cấp 8 mã số vùng trồng mới để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Vào vụ vải 2020, việc xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản bất ngờ bị dịch COVID-19 gây khó khăn, do phía Nhật có yêu cầu trực tiếp cử chuyên gia sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát khâu kiểm dịch. Chỉ những lô vải được chuyên gia kết luận đã xử lý thành công mới được đưa đi xuất khẩu.

Những tưởng khó khăn này sẽ khiển vải thiều Việt Nam phải chờ đến khi hết dịch mới xuất khẩu được sang Nhật Bản dù phía Việt Nam đã đề xuất phương án được phía Nhật ủy quyền khâu kiểm tra giám sát. Tuy nhiên, “nút thắt” này đã được gỡ bỏ khi Bộ NN&PTNT cho biết ngày 3/6, chuyên gia Nhật Bản sẽ có mặt tại Việt Nam trực tiếp kiểm tra, giám sát kiểm dịch các lô vải xuất khẩu sang Nhật Bản.

Báo Bắc Giang thông tin để bảo đảm quy định phòng chống dịch COVID-19, trong đó có quy định cách ly 14 ngày với người đến từ vùng dịch, ngày 28/5, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc xem xét và cho phép chuyên gia kiểm dịch thực vật của Nhật Bản được áp dụng cơ chế đặc biệt (không phải áp dụng thời gian cách ly bắt buộc 14 ngày tại khách sạn). Đề nghị này xuất phát từ tính thời vụ của quả vải do thời gian thu hoạch chỉ kéo dài tối đa 1 tháng (tháng 6).

Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnh Hải Dương, Sở Y tế và Sở NN&PTNT của hai tỉnh để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo trong thời gian chuyên gia Nhật làm việc tại hai tỉnh này.

Việc quả vải tươi Việt Nam thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản sẽ giúp mở thêm những cánh cửa xuất khẩu mới sang các nước phát triển khác.

Xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc khá thuận lợi

Theo Cổng TTĐT tỉnh Bắc Giang, hơn 300 thương nhân Trung Quốc vừa được Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) cấp visa nhập cảnh vào địa bàn để thu mua vải thiều Bắc Giang.

Trước đó, nhằm giải quyết những khó khăn của việc tiêu thụ vải thiều trong điều kiện vẫn phải đáp ứng yêu cầu phòng dịch COVID-19, UBND tỉnh Bắc Giang đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho phép thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào địa bàn thu mua vải thiều.

Các thương nhân Trung Quốc sẽ phải tuân thủ công tác phòng chống dịch theo đúng quy định.

* Tại Lào Cai, để tạo thuận lợi cao nhất cho xuất khẩu quả vải, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo Công ty CP Logistics Kim Thành (cửa khẩu Kim Thành) dành một bãi đỗ xe riêng cho xuất khẩu quả vải.

Cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã có buổi làm việc với chính quyền huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) đề nghị kéo dài thời gian thông quan hàng hóa tại cặp Cửa khẩu Kim Thành - Hà Khẩu thêm 3 giờ đồng hồ (từ 7h đến 22h hằng ngày), đồng thời chuẩn bị phương án cho xuất khẩu nông sản bằng đường sắt để giảm tải cho khu vực Cửa khẩu Kim Thành; cho phép sử dụng các xe tải trọng lớn để vận chuyển quả vải tươi qua cửa khẩu.

Theo Báo Lào Cai, tính đến ngày 29/5, đã có hơn 6.800 tấn vải thiều được xuất khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, kim ngạch đạt 3,6 triệu USD.

Với sự chuẩn bị chu đáo, cơ quan chức năng ở Lào Cai kỳ vọng hoạt động xuất - nhập khẩu thời gian tới tại địa bàn tiếp tục khởi sắc, đặc biệt là bảo đảm việc tạo thuận lợi trong tháng cao điểm xuất khẩu vải thiều (tháng 6).

 
Theo Thanh Xuân/baochinhphu.vn (http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Vai-thieu-Viet-Nam-san-sang-chinh-phuc-thi-truong-Nhat-Ban/397190.vgp)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...