Vực dậy nền kinh tế sau đại dịch

Trên cơ sở dự kiến những tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch COVID-19 tới các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, Tổng cục Thống kê đã xây dựng hai kịch bản tăng trưởng với dự kiến nếu dịch COVID-19 được khống chế kịp thời trong quý II/2020, hoặc kéo dài sang quý III năm 2020.
 
Trong quý I/2020, khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất đạt 5,15%, đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế quý I năm 2020 của nước ta đạt 3,82%, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 10 năm 2011-2020 với sự sụt giảm tăng trưởng ở cả ba khu vực. Cũng trong quý I/2020, khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18.600 doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu chống dịch, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân, giữ tốc độ tăng trưởng.

Vẫn có những cơ hội

Khẳng định tăng trưởng 6,8% cả năm như đề ra là mục tiêu rất khó khăn, song Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), TS. Nguyễn Bích Lâm, cũng cho biết, trên cơ sở dự kiến những tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch COVID-19 tới các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, tác động của suy giảm thương mại và tăng trưởng kinh tế thế giới, với độ mở cao của nền kinh tế, Tổng cục đã xây dựng hai kịch bản tăng trưởng với dự kiến nếu dịch COVID-19 được khống chế kịp thời trong quý II/2020, hoặc kéo dài sang quý III năm 2020 thì tăng trưởng GDP cả năm đều đạt trên 5%.

Trong đó, nếu dịch COVID-19 được kiểm soát và khống chế ngay trong quý II; dịch tả lợn châu Phi được khống chế hoàn toàn, tái đàn lợn thành công; các ngành công nghiệp chế biến chế tạo được cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; Chính phủ có giải pháp giải ngân hết vốn đầu tư công và có các chính sách thuế, chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể; hệ thống phân phối lưu thông cung cấp đầy đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại sau dịch COVID-19 thì nền kinh tế vẫn có khả năng tăng trưởng đạt mục tiêu 6,8%.

“Tôi lưu ý, trong bức tranh tăng trưởng kinh tế quý I năm nay, chỉ có một số ngành thuộc khu vực dịch vụ duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định như: tài chính ngân hàng có tốc độ tăng 7,2%, thông tin truyền thông đạt 7,78%, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 9,97%. Đây là những mảng sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế quý I năm nay”, ông Lâm đánh giá.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, bên cạnh những khó khăn, vẫn có những cơ hội cho các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bênh COVID-19. Phát biểu tại buổi làm việc mới đây của Tổ công tác của Thủ tướng nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết thế giới đang có nhu cầu rất lớn về khẩu trang kháng khuẩn, trong khi năng lực của các doanh nghiệp dệt may trong nước có thể sản xuất ngay 100 triệu chiếc mỗi ngày và có thể tăng lên nữa.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng tâm lý bởi tình hình dịch bệnh, người dân có xu hướng sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến, nhiều nhà bán lẻ và đơn vị sản xuất, kinh doanh đã xem đổi mới sáng tạo là một trong những giải pháp kích cầu tiêu dùng và góp phần duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Thống kê tại TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, sức mua ở cả mạng lưới chợ truyền thống và hệ thống kênh bán lẻ hiện đại trong thời điểm này giảm khoảng 30-40% so với ngày thường. Báo cáo của Sở Công Thương TP cho thấy, người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng lựa chọn kênh mua sắm hiện đại thay vì kênh truyền thống, do được hỗ trợ nhiều tiện ích (giao hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ cộng thêm...). Ngoài ra, ảnh hưởng tâm lý bởi tình hình dịch bệnh, người dân có xu hướng sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến nên hệ thống siêu thị hoạt động theo phương thức đa kênh (Omni-channel) sẽ được hưởng lợi, tăng sức mua so với cùng kỳ.

Bà Vũ Kim Anh, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho biết, việc bán hàng online trong thời điểm này là phù hợp và cần thiết, khi người tiêu dùng có xu hướng không đến nơi đông người để tránh dịch bệnh.

Hỗ trợ kịp thời hơn, mạnh mẽ hơn

Về phía Nhà nước, đầu tuần tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc với các địa phương để bàn về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách cho 4 nội dung: Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội ứng phó dịch COVID-19. Thủ tướng cũng yêu cầu, các gói hỗ trợ hiện nay còn ít, cần nâng lên. Các biện pháp cũng cần hướng tới mục tiêu tái cơ cấu lại doanh nghiệp và nền kinh tế, tái cơ cấu thị trường, tổ chức lại sản xuất, đào tạo…

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, mới nhất ngày 26/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký Tờ trình số 47/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất nhằm hỗ trợ các đối tượng bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19. 

Theo đó Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp với số tiền hơn 61.600 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 11.100 tỷ đồng; thuế của nhóm cá nhân, hộ kinh doanh là hơn 3.000 tỷ đồng; tiền thuế thuê đất hơn 4.500 tỷ đồng. Tổng số tiền gia hạn nộp thuế theo đề xuất của Bộ Tài chính là 80.200 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cũng đề nghị để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Theo ý kiến của các chuyên gia, những đề xuất và giải pháp như dự thảo nghị định gia hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 là cực kỳ cần thiết.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, khi các chính sách này được ban hành sẽ có ý nghĩa, tác dụng hỗ trợ rất lớn đối với doanh nghiệp. Căn cứ vào đối tượng doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách như quy định tại dự thảo nghị định thì tất cả doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì đều được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, sẽ có một bộ phận rất lớn doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ này. Ngoài ra, còn có các hộ kinh doanh cũng thuộc đối tượng được gia hạn thời hạn tiền thuế.

Thêm vào đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, chính sách gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp cũng được bao phủ cho hộ kinh doanh hoạt động trong khá nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế từ nông, lâm nghiệp và thủy sản, một số ngành sản xuất, đến thương mại, vận tải, kinh doanh dịch vụ ăn uống, du lịch…

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, Thủ tướng đã chỉ đạo các giải pháp đồng bộ, kịp thời, nhưng việc triển khai của các bộ ngành để các chính sách đi vào thực tiễn cần nhanh chóng hơn nữa.

Ông Lộc cho rằng, trong thời gian tới, có những giải pháp có thể triển khai được ngay, dù có thể ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách trước mắt nhưng sẽ giúp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tác động lan tỏa tới các doanh nghiệp khác trong cả nền kinh tế và cùng với các dự án đầu tư công tạo nên cú hích lớn cho tăng trưởng, sản xuất kinh doanh, từ đó tạo nguồn thu lâu dài, bền vững hơn cho ngân sách.

Theo Thành Đạt/baochinhphu.vn (http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Vuc-day-nen-kinh-te-sau-dai-dich/391290.vgp)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...